Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Hỏi: Tôi đang cần công chứng sổ đỏ của gia đình. Sổ đỏ của gia đình tôi được cấp năm 2008. Với sở hữu được ghi là Hộ gia đình ông Nguyễn H và bà N.V. Đó là tên bố mẹ tôi. Bố tôi chết năm 2009. Đến nay sổ đỏ vẫn chưa đính chính lại. Vẫn y nguyên như lúc cấp. Hiện tại tôi đang có dự định vay vốn ngân hàng thì được yêu cầu đi công chứng sổ đỏ. Ngặt nỗi nhà tôi còn bà chị gái đầu bị tàn tật từ nhỏ. Không biết chữ. Nhận thức kém không đi lại được. Chỉ nhận thức được người thân và quen biết. Còn lại là khó nói rõ vì vừa rồi bị tai biến.Nhà tôi có 4 anh chị em. Ngoài chị đầu tàn tật còn anh trai, tôi và em trai. Tôi và anh trai đều lập gia đình và tách khẩu. Mẹ tôi hiện chung hộ khẩu với em út. Tôi đã đi hỏi công chứng vài nơi nhưng đều nói trường hợp nhà tôi rất khó vì vướng bà chị. Tôi đã xin được cả giấy cho mẹ tôi làm người bảo hộ cho chị tôi. Các giấy tờ khác như giấy khai sinh tất cả thành viên, chứng minh nhân dân, giấy chứng tử bố tôi đều đầy đủ. Chị tôi được hưởng trợ cấp xã hội. Nay tôi muốn nhờ văn phòng tư vấn. Nếu hợp lý thì xin cho tôi tham khảo giá cả dịch vụ của văn phòng. Tôi muốn chuyển quyền sử dụng đất thành tên mẹ tôi có đươc không? (Thu Hà - Bình Dương)
Luật gia Nguyễn Bảo An- Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:
Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:
"1.Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
2.Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý."
Trong nhà bạn lại có một người chị gái bị tàn tật từ nhỏ, không biết chữ, khó nói, nhận thức kém. Như vậy, việc thực hiện giao dịch dân sự của chị bạn sẽ do người đại diện theo pháp luật của chị bạn thực hiện.
Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
"1.Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2.Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện."
Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đại diện cho con như sau:
"1.Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2.Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3.Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
4.Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự".
Theo các quy định pháp luật trên thì mẹ bạn sẽ là người đại diện cho chị gái bạn, thực hiện các giao dịch dân sự nhưng phải "vì lợi ích của người được đại diện" (khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự) do đó, việc bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất cho mẹ bạn là rất khó khăn.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận