Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo tình huống nêu trên Sơn phạm vào tội cướp tại tài theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó:
Cướp tài sản là “hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…” .
Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời đến hai quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Quan hệ nhân thân ở đây chính là quyền được bảo vệ tính mạng và sức khỏe của con người, và quan hệ sở hữu chính là xâm hại đến quyền sở hữu tài sản. Người phạm tội này là tất cả những ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Thực hiện hành vi bằng lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết được hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác làm cho người tấn công lâm vào tình trạng không thể chông cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tội cướp tài sản có ba dạng hành vi khách quan, đó là: 1. Hành vi dùng vũ lực; 2. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; 3. Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Thứ nhất, hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc tê liệt ý chí làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự. Hành vi dùng vũ lực này có thể là đánh, chém, trói, hoặc nhốt…
Thứ hai, hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là trường hợp người phạm tội sử dụng lời nói hoặc bằng cử chỉ hành động dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu như chống cự lại việc chiếm đoạt. Theo như tình huống nêu trên, thấy rằng Sơn dí dao vào chị Hương và dọa rằng nếu chị Hương không đưa chìa khóa xe và tất cả tiền bạc ra thì sẽ bị Sơn chém chết. Hành vi đe dọa này có tính chất mãnh liệt làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay tức khắc, họ sẽ không hoặc khó có thể tránh khỏi.
Hành vi sử dụng thuốc mê trong tình huống nêu trên thuộc vào dạng hành vi thứ ba, đó là hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự. Ở dạng hành vi này, người phạm tội không cần dùng tới vũ lực hay lời lẽ đe dọa. Tuy nhiên, hành vi này có cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc bởi chúng đểu có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự.
Như vậy, theo như tình huống nêu trên thì Sơn phạm vào tội cướp tài sản khi Sơn đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Việc phạm tội của Sơn được thực hiện bằng việc sử dụng hành vi làm cho người bị tấn công bị tê liệt về ý chí của chị Hương khiến chị Hương không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận