-->

Ăn trộm vũ khí quân dụng, phạm tội gì?

Những yếu tố cấu thành của một hành vi vi phạm pháp luật bao gồm: mặt khách quan của tội phạm (hành vi gây nguy hiểm cho xã hội), mặt chủ quan (yếu tối lỗi),chủ thế (có năng lực hành vi hình sự),...

Hỏi: L,S,C bàn bạc lên khu vực đào vàng của xã H để chiếm đoạt tài sản của người đào vàng. Khi đi theo chúng mang theo 3 khẩu AK và 3 quả mìn. Khi đến hang B thì chúng phát hiện tổ đào vàng của N đang nghỉ ngơi, bọn chúng ập vào lán, dơ súng đe dọa và khống chế cả tổ nộp hết tài sản. N bỏ chạy liền bị ép cầm cành cây đánh bị thương nhẹ, đồng thời L và C chỉa nòng súng AK lên trời bắn chỉ thiên để uy hiếp tạo điều kiện cho S lấy tài sản. Trong những loạt đạn mà L và C bắn lên trời có 1 viên đạn trúng vào vách đá và rơi vào D làm D chết (D thuộc tổ đào vàng). Đề nghị Luật sư tư vấn, những vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành phạm tội của hành vi vi phạm pháp luật đó? (Trần Minh Tâm – Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Hùng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Hành vi của L, S, C bàn bạc để chiếm đoạt tài sản của những người đào vàng cấu thành tội cướp tài sản. Theo đó cướp tài sản được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý.

Mặt khách quan của tội cướp tài sản có một trong các dấu hiệu sau: Có hành vi dùng vũ lực là hành vi của người phạm tội dùng sức mạnh có tính vật chất tác động vào thân thể của người chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm những người đó không thể kháng cự lại hoặc làm tê liệt ý chí kháng cứ hay khả năng kháng cự của người đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản; Có hành vi đe dọa dùng ngy tức khắc vũ lực là hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cnr trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công; Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lòi nói, thái độ hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau với mục đích làm cho người bị tấn công tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này người phạm tội không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.

Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Điều 133. Tội cướp tài sản

"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

2. Hành vi của L, S, C sử dụng 3 khẩu AK và 3 quả mìn để đi cướp thì hành vi này cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyện, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Mặt khách quan: có hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, có hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

"1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:a) Có tổ chức;b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

3. Hành vi của L và C bắn chỉ thiên để uy hiếp không may trong loạt đạt của 1 trong 2 người này đã trúng vách đá mà rơi vào đầu D làm cho D chết, với hành vi này cấu thành tội vô ý làm chết người theo điều 98 bộ luật hình sự.

Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi nguy hiểm được thực hiện quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã gây hậu quả làm chết người khác.

Mặt khách quan: có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây chết người khác mặc dù bản thân họ không mong muốn. Hậu quả chết người là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

Mặt chủ quan: người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì quá cẩu thả.

Vô ý vì qúa tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến hậy quả chết người nhưng lại chủ quan cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Vô ý vì cẩu thả: trường hợp này người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó

Điều 98. Tội vô ý làm chết người"1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính: "1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Như vậy ngoài các tội danh trên thì ở đây có dấu hiệu của phạm tội có tổ chức, tính chất nguy hiểm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.