Quy định cụ thể về hưởng phụ cấp độc hại với văn thư lưu trữ

Nếu như công việc của bạn không trực tiếp liên quan đến công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu thì bạn sẽ không được hưởng phụ cấp độc hại.

Hỏi: Căn cứ vào Quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức và Công văn số 2939/BNV-TL có quy định về mức hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ công chức, viên chức làm công tác văn thư lưu trữ thuộc các cơ quan đơn vị nhà nước.Như vậy tôi tốt nghiệp Trường Lưu trữ và NVVP I hệ trung cấp chuyên ngành VTLT từ năm 1999 và tôi được Sở Y tế Bắc Giang tuyển dụng phân công tôi về làm công tác văn thư lưu trữ tại Bệnh viện đa khoa huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Tại đây tôi được phân công làm công tác Văn thư lưu trữ kiêm tạp vụ, kiêm thủ kho VPP vật rẻ mau hỏng nhưng chỉ được hưởng lương lưu trữ viên trung cấp và không được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm hay phụ cấp kiêm nhiệm gì khác trong khi đó Sở Y tế có ra Kế hoạch số 28/KH-SYT ngày 27/02/2015về thực hiệncông tác văn thư lưu trữ và đề nghị các đơn vị thực hiện phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ viên chức làm văn thư lưu trữ nhưng đơn vị tôi nói là đơn vị không có kho lưu trữ mà chỉ có phòng văn thư nên tôi không được hưởng phụ cấp độc hại của ngành lưu trữ như vậy đúng hay sai?Vậy trường hợp của tôi nêu trên có được hưởng phụ cấp độc hại 0,2 theo quy định của Thông tư 07/2005/TT-BNV và Công văn 2939/BNV-TL của Bộ Y tế hay phụ cấp kiêm nhiệm kho Hành chính nữa không? (Vũ Duy - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào Công văn số 2939/BNV-TL của Bộ Y tế thì:“Căn cứ quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNVngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:1) Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ;2) Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng”.

Theo đó thì đối tượng hưởng chế độ phụ cấp độc hại này là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ. Việc hưởng phụ cấp độc hại căn cứ vào tính chất công việc và môi trường làm việc, theo đó bạn có thể căn cứ vào tính chất công việc và môi trường làm việc của mình để yêu cầu được hưởng phụ cấp độc hại, nếu như công việc của bạn không trực tiếp liên quan đến công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu thì bạn sẽ không được hưởng phụ cấp độc hại.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.