-->

Phân loại quan hệ pháp luật hành chính

Nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính nội bộ thường đề cập các vấn đề như phân cấp quản lí, chi đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Các quan hộ pháp luật hành chính có thổ được phân loại theo các cân cứ chủ yếu sau:

- Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:

+ Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.

Do yêu cầu về tính thống nhất và hiệu quả hoạt động của Nhà nước nên các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi các quan hệ lộ thuộc về tổ chức - quan hệ giữa một bên là cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập, giải thể cơ quan, tổ chức hoặc bầu, bãi nhiệm, bổ nhiệm, cách chức cán bộ, công chức. Ví dụ: Quan hệ giữa Chính phủ với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc quan hệ giữa bộ trưởng Bộ tư pháp với thanh tra Bộ tư pháp...(Xem chi tiết tại:Luật Hành chính mới nhất)

Nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính nội bộ thường đề cập các vấn đề như phân cấp quản lí, chi đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

+ Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ thuộc về mạt tổ chức.

Các quan hệ này rất đa dạng và phái sinh trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chúng có thể là quan hệ giữa cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước với các tổ chức, cá nhân ngoài bộ máy nhà nước (như quan hệ giữa chủ tịch uỷ ban nhân dán cấp xã - chủ thể xử phạt vi phạm hành chính với công dân vi phạm hành chính); hoặc là quan hệ ngang cấp giữa các cơ quan, tổ chức, cán bộ, cống chức trong bộ máv nhà nước với nhau (như quan hệ giữa Bộ tài chính với Bộ tư pháp trong việc kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ tư pháp).

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

- Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây;

+ Quan hệ nội dung là loại quan hệ pháp luật hành chính được thiết lập đổ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Các quan hệ này do quy phạm nội dung điều chình. Ví dụ: Quan hệ giữa chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với cá nhân phát sinh khi cá nhân này được chủ tịch uỷ ban nhân dân quyết định bổ nhiệm làm chánh thanh tra tỉnh.

+ Quan hệ thủ tục là loại quan hộ pháp luật hành chính hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết giúp cho việc thực hiện các quyền vằ nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung được nhanh chóng và đúng đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục điều chỉnh. Ví dụ: Quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bò phát sinh khi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội dồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưtmg trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về nạủnh, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách ”.
Tìm hiểu thêm về:Pháp luật hành chính là gì

- Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hộ, các quan hộ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm quan hệ pháp luật hành chính VC quản lí kinh tế, văn hoá, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội...; vê xử lí vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.