Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là việc một bên thứ ba có ý kiến với cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký đăng ký nhãn hiệu.
Hiện nay, việc các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu tương tự và có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đã đăng ký của tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp này, người sử dụng v vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi và quyền hợp pháp của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu khi phát hiện thấy có nhãn hiệu tương tự có thể gây nhầm lẫn, chủ sở hữu nên chủ động tiến hành phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu đó.
1. Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu.
Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là việc một bên thứ ba có ý kiến với cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký đăng ký nhãn hiệu.
Nhằm ngăn chặn được hành vi sử dụng và đăng ký nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật, việc phản đối nhãn hiệu là việc vô cùng cần thiết và quan trọng.
2. Người có quyền phản đối nhãn hiệu.
Bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối đơn khi thấy nhãn hiệu được đăng ký có dấu hiệu gây nhầm lẫn hoặc gây trùng. trong trường hợp đơn đăng ký đó có nhiều đơn phản đối thì sẽ không cần phải phản đối đơn nữa.
Phản đối đơn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, trong trường hợp phát hiện đơn nhãn hiệu đăng ký gây trùng hoặc tương tự quý khách hàng nên tiến hành thủ tục phản đối đơn để tránh trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng bị xâm phạm.
3. Lợi ích của việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu.
Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là một việc làm đứng đắn và sáng suốt đối với bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phát hiện có một chủ thể khác yêu cầu được bảo hộ nhãn hiệu họ có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang sở hữu.
Việc phản đối đơn nhằm ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp của chủ thể khác trong việc sử dụng nhãn hiệu.
4. Thời hạn phản đối đơn.
Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ là khoảng thời gian có quyền phản đối đơn.
5. Điều kiện để thực hiện phản đối nhãn hiệu.
Đơn phản đối nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Khi phản đối đơn chủ thể sẽ phải chứng minh được rằng đối tượng trong đơn đăng ký không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại Việt Nam và bạn phải kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh việc này.
- Chứng cứ là tài liệu nước ngoài phải dịch ra tiếng việt khi cơ quan thẩm quyền yêu cầu;
- Bằng chứng là tài liệu do cá nhân, tổ chức không có con dấu hợp pháp hoặc của cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng tên thì phải được cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký;
- Bằng chứng là các vật mang tin thì tùy từng trường hợp chỉ rõ xuất sứ, thời gian phát hành, công bố của các tài liệu nêu trên hoặc chỉ rõ xuất sứ, thời gian công bố của các thông tin được thể hiện trong các vật mang tin đó;
- Vật chứng phải kèm tài liệu mô tả rõ các đặc điểm có liên quan trực tiếp tới nội dung phản đối.
Vì vậy, theo qui định của pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ hiện hành, kể từ khi đơn nhãn hiệu được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp, bất cứ bên thứ ba nào cũng có quyền thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu- có ý kiến bằng văn bản, phân tích chi tiết các lý lẽ gửi tới cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu không cấp văn bằng bảo hộ.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận