Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc?

Trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật

Hỏi: Bà ngoại tôi sinh năm 1930, bà tôi có 4 người con, 3 gái 1 trai.Bà ngoại tôi sống trên thửa đất 301m2 năm 1990 bà ngoại tôi cho chị của mẹ tôi cất nhà sát vách bên phải (đứng ngoài nhìn vào) và năm sau đó dì tôi đã tách thửa. Vậy là thửa đất của bà ngoại tôi còn 201m2. Trong tờ kê khai đăng ký bổ sung năm 1998 thì phần hình thức đăng ký QSDĐlàđăng ký với hình thức hộ gia đình và phần liệt kê các thành viên trong hộ gia đình thì chỉ có tên của mẹ tôi. Tháng 2 năm 2000 thì bà ngoại tôi dỡ bếp bên trái căn nhà của ngoại tôi cho mẹ tôi cất 1 căn nhà nhà sát với nhà của ngoại tôi (ngang 5m6 dài 17m mà sau này địa chính đo được tổng diện tích là 89,7m2,vì có chữL).Tháng 9 năm 2011 thì bà ngoại tôi qua đời nhưng không để lại di chúc.Tháng 7 năm 2015 chị cả và em gái, em trai của mẹ tôi đồng đứng đơn kiện mẹ tôi ra toà về việc phân chia di sản thừa kế(trong đơn khởi kiện nguyên đơn có nêu rỏ quan điểm là mẹ chết không có di chúc nên tài sản chia đều cho các con). Với 201,7m2 chia cho 4 người con thì mỗi người nhận được 50m2, riêng mẹ tôi thì được 51,7m2 (nếu như vậy thì căn nhà mẹ tôi và tôi đang ở hiện tại sẽ phải phá bỏ). Trong hộ khẩu của gia đình tôi thì chỉ có bà ngoại tôi, mẹ tôi, tôi và con trai tôi( sn 2011). Cho tôi hỏi trường hợp của gia đình tôi thì sẽ được pháp luật phân chia như thế nào là đúng? (Hải Hoàng - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, ta cần xác định di sản để lại của bà ngoại bạn:

Điều 108 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”.


Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Việc định đoạt quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, căn cứ các quy định của pháp luật thì quyền sử dụng 201m2 đất đó sẽ thuộc sở hữu của bà ngoại và mẹ bạn. Như vậy, nếu không có thỏa thuận nào khác giữa bà ngoại và mẹ bạn trước đó thìdi sản chia thừa kế của bà ngoại bạn chỉ là 1/2 của 201m2 đất.

Vì bà ngoại bạn không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật như theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005:

Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 vềngười thừa kế theo pháp luật:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Như vậy, nếu không còn ai khác ở hàng thừa kế thứ nhất ngoài 4 người con thì mỗi người con được hưởng 1/4 di sản thừa kế (khoảng 25m2đất). Nếu đất không thể chia được thì có thể thỏa thuận người nào giữ thì trả tiền bằng giá trị phần đất của người còn lại.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.