Những vướng mắc về việc doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa

Khi cổ phần hóa công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì doanh nghiệp Nhà nước phải tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản.

Hỏi: Công ty tôi là công ty 100% vốn nhà nước và đang thực hiện cổ phần hóa. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 31/12/2015. Chốt danh sách người lao động vào ngày 31/12/2015. Hiện Công ty tôi có một Phó Giám đốc và một kiểm soát nội bộ (Người lao động) vừa được bổ nhiệm làm phó tổng Giám đốc và Kiểm soát Viên (Viên chức quản lý nhà nước) từ ngày 22/12/2015. Vậy cho tôi hỏi: Nhà ở hình thành từ Quỹ phúc lợi được bán trong năm 2016 thì Phó giám đốc và Kiểm soát nội bộ (nay là phó Tổng giám đốc và Kiểm soát viên) có được chia tiền từ việc bán tài sản này không? Phó Tổng giám đốc và Kiểm soát viên này có được mua cổ phần, cổ phần ưu đãi khi cổ phần hóa không? (Minh Khôi - Hà Nội)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi sẽ phân tích theo hai mối quan hệ sau:

Thứ nhất, việc bán nhà hình thành từ quỹ phúc lợi thì Tổng giám đốc và Kiểm soát viên có được chia tiền hay không?

Khi cổ phần hóa công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì công ty bạn phải tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản. Được quy định tại khoản 3 điều 4 thông tư 127/2014/TT-BTC,theo đó tài sản đã kiểm kê được phân loại theo các nhóm sau:​​​

"a) Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng

b). Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý.

c). Tài sản nhận hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có)

...

h). Các khoản đầu tư tài chính (góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, các hoạt động góp vốn khác) bằng giá trị quyền sử dụng đất".

Và việc xử lý tài sản được đầu từ bằng quỹ phúc lợi được quy định tại khoản 4 điều 14 nghị định số 59/2011/NĐ-CP

"Điều 14. Xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng quỹ khenthưởng, quỹ phúc lợi.

...

4. Đối với công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần.

Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý".

Như vậy, nhà ở được hình thành từ quỹ phúc lợi của công ty bạn sẽ không được bán mà phải chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý.

Thứ hai.

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động; thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa có tên trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp được mua cổ phần với giá ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Thời gian được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi là tổng thời gian tính theo số năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước tính đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp trừ đi thời gian thực tế làm việc đã được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi tại doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó, thời gian thực tế làm việc đã được tính hưởng chế độ hưu trí hoặc tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (nếu có).

Do vậy, Phó tổng giám đốc và kiểm soát nội bộ có quyền được mua cổ phần. Còn cổ phẩn ưu đãi thì phải xem xét Phó tổng giám đốc và Kiểm soát nội bộ thời gian làm việc đã đủ 12 tháng hay chưa.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.