-->

Những điều nên biết để chuyển bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới

Khi chuyển sang cơ quan mới làm việc, anh (chị) không phải kê khai tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. Cơ quan mới sẽ căn cứ vào Hợp đồng lao động của anh (chị) và công ty hoặc Quyết định tuyển dụng để điều chỉnh lao động tăng giảm tại đơn vị.

Hỏi: Vợ tôi làm ở doanh nghiệp tư nhân được đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 12 năm 2012 và đến tháng 6 năm 2014 thì nghỉ sinh, sau khi sinh xong thì doanh nghiệp không bố trí việc làm nữa, nay vợ tôi sang làm công ty khác làm và muốn rút bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới. Đề nghị Luật sư tư vấn, thủ tục để rút bảo hiểm được thực hiện như thế nào? (Quốc Anh - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH), Bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Theo thông tin mà anh (chị) cung cấp thì trước khi sang cơ quan mới làm việc, anh (chị) cần phải hoàn tất các thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội tại cơ quan cũ. Việc này sẽ do Cơ quan cũ lập danh sách gửi đến Cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội, đồng thời có trách nhiệm chuyển bảo hiểm xã hội của anh (chị) sang cơ quan mới và giao sổ cho anh (chị), để anh (chị) nộp sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan mới. Cơ quan này sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho anh (chị). Khi chuyển sang cơ quan mới làm việc, anh (chị) không phải kê khai tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. Cơ quan mới sẽ căn cứ vào Hợp đồng lao động của anh (chị) và công ty hoặc Quyết định tuyển dụng để điều chỉnh lao động tăng giảm tại đơn vị. Thời gian đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp cũ được tính vào tổng thời gian đóng bảo hiểm của người lao động khi làm thủ tục hưu trí sau này.

Hồ sơ và thủ tục chốt sổ bảo hiểm được quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 19 (báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc), Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT và Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi BHXH, BHYT của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì thành phần hồ sơ gồm có: Đơn vị sử dụng lao động: 2 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS). Người lao động: Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn; Sổ BHXH; Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

Do đó, anh (chị) nên thực hiện theo đúng các quy định trên để việc chuyển bảo hiểm được nhanh chóng và thuận tiện.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.