Phân biệt việc đăng ký nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam.
Tại Việt nam, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận được phân biệt như sau:
- Khái niệm
Nhãn hiệu thông thường: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Về căn cứ xác lập quyền:
Nhãn hiệu thông thường: đối với nhãn hiệu này thì phải đăng ký
Nhãn hiệu chứng nhận: trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhãn hiệu phụ thuộc vào các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ cần sử dụng nhãn hiệu.
- Quyền đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu thông thường: Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp, thời hạn bảo hộ thì có là mười năm và có thể ra hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
Nhãn hiệu chứng nhận thì tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
- Yêu cầu đối với đơn xin đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu thông thường: cơ chế bảo họ trong việc đăng ký thì chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ.
Nhãn hiệu chứng nhận thì mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Về bản chất, ở mỗi đất nước sẽ mang màu sắc đặc trưng riêng về bảo hộ nhãn hiệu nhưng cũng cần đồng nhất theo những công ước, hiệp đình mà Việt Nam tham giam ký kết.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận