Nhãn hiệu chứng nhận: một loại nhãn hiệu đặc biệt

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

"Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn" là một ví dụ về "nhãn hiệu chứng nhận" - một loại nhãn hiệu đặc biệt.

Nhãn hiệu chứng nhận có gì đặc biệt so với các nhãn hiệu thông thường khác (?) Quy trình đăng ký bảo hộ có điểm khác biệt nào so với quy định bảo hộ một nhãn hiệu thông thường (?) .

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ qua Tổng đài (24/7): 1900 6198

Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu chứng nhận.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) quy định về nhãn hiệu chứng nhận như sau:

"Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu" (Khoản 18 Điều 4).

"Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép" (Khoản 4 Điều 87).

Như vậy, quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sẽ thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ nhất, yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: (i) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; (ii) Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây: (i) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; (ii) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; (iii) Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; (iv) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; (v) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Ở nhiều nước, khác biệt chính giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu tập thể chỉ được sử dụng cho một nhóm doanh nghiệp cụ thể, ví dụ các thành viên của hiệp hội, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng cho bất kỳ chủ thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. Một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký phải được xem là “có thẩm quyền chứng nhận” hàng hóa có liên quan.

Nhãn hiệu chứng nhận cũng có thể được sử dụng cùng với các nhãn hiệu riêng của nhà sản xuất hàng hóa nhất định. Nhãn hàng hóa sử dụng như nhãn hiệu chứng nhận là bằng chứng chứng tỏ rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ hai, thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là từ 13 tháng đến 16 tháng. Trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào CụcSở hữu trí tuệtại thời điểm xét nghiệm.

Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau: (i) Thẩm định hình thức; (ii) Công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp; (iii) Thẩm định nội dung; (iv) Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Thẩm định hình thức: Đơn sẽ được thẩm định về hình thức xem có đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức không? Ví dụ như: Người nộp đơn đã nộp đủ các tài liệu cần thiết chưa, phân nhóm các sản phẩm/dịch vụ có chính xác không... Kết quả của thẩm định hình thức sẽ có trong khoảng 01 tháng đến 02 tháng kể từ khi nộp đơn và Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho người nộp đơn.

- Công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp: Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp với mục đích xem có bất kỳ bên thứ ba nào phản đổi đơn hay không và sau đó đơn được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung.

- Thẩm định nội dung (từ 09 đến 10 tháng): Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, CụcSở hữu trí tuệsẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người nộp đơn. Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì CụcSở hữu trí tuệsẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người nộp đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Nếu đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, CụcSở hữu trí tuệsẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 01 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong khoảng từ 01 tháng đến 02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest
Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Danh sách nhãn hiệu chứng nhận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.


TT

Số Văn Bằng

Ngày cấp

Chủ Văn bằng

Địa chỉ

Tên Nhãn hiệu

1

4-0106507-000

05/08/2008

Công ty cổ phần chứng nhận VINACERT

Ô 47, lô 5, khu đô thị Đền Lừ II, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VINACERT CERTIFICATION VNC, hình

2

4-0111615-000

21/10/2008

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng

18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng

Catba Archipelago Biosphere Reserve Haiphong – Vietnam, hình

3

4-0112657-000

31/10/2008

Football DataCo Limited

30 Gloucester Place, London, W1U 8PL, United Kingdom

ACTIM

4

4-0118140-000

20/01/2009

UBND huyện Ba Vì

Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

BAVI COWS MILK

Sữa bò Ba Vì, hình

5

4-0121029-000

10/03/2009

Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Thiên Trọng Sơn

222/3 Bùi Đình Tuý, phường 12, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Cong ty co phan dich vu bao ve THIEN TRONG SON SJC, hình

6

4-0121177-000

12/03/2009

Occupational Knowledge International

220 Montgomery Street, Suite 1027, San Francisco, CA 94104 USA

BEST Better Environmental Sustainability Targets + -, hình

7

4-0122993-000

14/04/2009

China Leather Industry Association

No. 6, Dong Chang An Street, 100740 Beijing, China

GLP, hình

8

4-0124661-000

12/05/2009

Báo Sài Gòn tiếp thị

25 Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP Hồ Chí Minh

V Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao Do Người Tiêu Dùng Bình Chọn, hình

9

4-0128821-000

06/07/2009

Ban quản lý du lịch huyện Tịnh Biên

Khóm Thới Hoà, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Nàng nhen bảy núi

10

4-0131447-000

12/08/2009

California Milk Producers Advisory Board, State of California, Department of Food and Agriculture

400 Oyster Point Boulevard Suite 211, South San Francisco, CA 94080, United States of America

REAL CALIFORNIA

11

4-0131448-000

12/08/2009

California Milk Producers Advisory Board, State of California, Department of Food and Agriculture

400 Oyster Point Boulevard Suite 211, South San Francisco, CA 94080, United States of America

REAL CALIFORNIA MILK, hình

12

4-0135117-000

15/10/2009

Underwriters Laboratories Inc.

333 Pfingsten Road, Northbrook, IL 60062-2096, United States of America

UR, hình

13

4-0135739-000

23/10/2009

UBND thành phố Đà Lạt

03 Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Rau DA LAT VEGETABLE, hình

14

4-0135829-000

26/10/2009

UBND huyện Di Linh

05 Trần Hưng Đạo, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Cà Phê Di Linh DL, hình

15

4-0136763-000

09/11/2009

UBND thị xã Bảo Lộc

02 Hồng Bàng, phường 1, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

trà Blao, hình

16

4-0136769-000

09/11/2009

UBND huyện Đơn Dương

Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Dứa CAYENNE Đơn Dương, hình

17

4-0139602-000

28/12/2009

Underwriters Laboratories Inc.

333 Pfingsten Road, Northbrook, IL 60062-2096, United States of America

UL, hình

18

4-0148958-000

07/07/2010

Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (Bộ NN & PTNT)

Số 10, Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình, TP Hà Nội

Hình

19

4-0149420-000

14/07/2010

Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc

42 Nguyễn Chí Thanh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Cá thính Lập Thạch, hình

20

4-0152482-000

01/10/2010

UBND huyện Ba Vì

Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

Chè Ba Vì, hình

21

4-0152483-000

01/10/2010

UBND huyện Ba Vì

Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

Chè Ba Vì, hình

22

4-0152543-000

07/10/2010

Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương

20 Lý Thường Kiệt, TP Hà Nội

Vietnam Value, hình

23

4-0156844-000

1

2/01/2011

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

Số 08 Nguyễn Tất Thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận Dragon Fruit, hình

24

4-0156941-000

13/01/2011

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

Số 08 Nguyễn Tất Thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận Dragon Fruit, hình


Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

    Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].