Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước

Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước

Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguvên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình. Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của Nhà nước và xã hội nhằm phục vụ lợi ích của chính họ. Ghi nhận nội dung này, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) nêu rõ: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nươcs thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp cóng nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Điều 3 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung nãm 2001) khẳng định: "Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân". Quyền được tham gia vào quản lí các công việc của Nhà nước và xã hội là quyên cơ bản của công dân được hiến pháp ghi nhận và trên thực tế nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thể.

Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong quản lí hành chính nhà nước, đúng như nguyên lí khoa học "nhàn dân là gốc cùa quyền lực nhà nước" mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã chí ra và thực tiễn lịch sử đã chứng minh.

Mặt khác, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà Nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước.
Tìm hiểu chi tiết tại:Luật Hành chính Việt Nam

Trong quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc này the hiện ớ những hình thức tham gia vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Đây là những hình thức được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng các phương tiện của Nhà nước. Các hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao dộng bao gồm:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tham gia hoạt động của các cơ quan nhà nước

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của người lao dộng vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay gián tiếp thực hiện công việc quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trước hết, người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này những đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử, cương vị này, người lao động trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đé quan trọng của đất nước, của từng địa phương, ưong đó có các vấn đề về quản lí hành chính nhà nước.

Bên cạnh đó, nhân dân lao động có thể tham gia vàọ hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) với tư cách là những cán bộ, công chức. Là cán bộ, công chức của Nhà nước, nhân dân lao động sc sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc khác nhau của quản lí hành chính nhà nước, thể hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. Họ sẽ có đầy đủ các điều kiện để biến ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm "xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện cồng hằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có dicu kiện phái triển toàn diện" (Điều 3 Hiến pháp nãm 1992 (sửa đổi. bổ sung năm 2001)).
Ngoài ra. những người lao động có (hể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quvền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Đây là cách thức rộng rãi nhất đổ nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lí các công việc của Nhà nước.
Xem thêm về:Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội

Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ban hành nhiều quy định lién quan tới vị trí. vai trò, quyền và nghĩa vụ của các lổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng và quản lí nhà nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: ''Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thảnh viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân". Bên cạnh dó, Nhà nước cũng giúp đỡ về vật chất và tinh thần để cho các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước cùa mình. Thống qua các hình thức hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy trong quản lí hành chính nhà nước. Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động rất có nghĩa đối với việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở

Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên íhực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản. Đây là những hoạt động do chính nhân dân lao dộng tự thực hiện và chúng có môì liên quan chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Các hoạt động tự quán ớ cơ sớ như bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công cộng... được rất gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống cùa mỗi người dân. Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà người dân lao động là những chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của người dân mà pháp luật dã quy dinh thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Nhà nước đã tạo những điều kiện cần thiết về vật chất và linh thần đc phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt dộng có tính chất tự quản nêu trên.

Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước

Điều 53 Hiên pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy dịnh công dân có quyền "tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đê chung của cả nước vù địa phương, kiến nghị việc cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước: tổ chức trưng cầu ý dân. Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quán lí hành chính nhà nước. Những quyền, nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã phân tích ở phần trên) hoặc cũng có thể được chính người dân trực tiếp thực hiện. Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy. đây cũng là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ cùa mình.
Tìm hiểu thêm về:Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp


  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.