Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử lí vi phạm về thực hiện hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động chỉ bị xử lý vi phạm trong một số trường hợp.
Hỏi: Tôi năm nay 47 tuổi đã làm việc cho doanh nghiệp là công ty tài chính (công ty cổ phần 100% tư nhân) từ tháng 10-2002. Khoảng gần hai năm trở lại đây tôi hầu như không được giao việc cho dù khi được giao bât cứ việc gì tôi cũng hoàn thành tốt và hoàn thành tốt nhất so với các đồng nghiệp khác. Vậy tôi xin tư vấn: Việc không giao việc trong một thời gian dài có vi phạm luât không, nếu có thì sẽ được giải quyết thế nào? Nếu nghỉ việc thì cách nào là tốt nhất đối với tôi? (Anh Tú - Quảng Bình)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử lí vi phạm về thực hiện hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động chỉ bị xử lý vi phạm trong các trường hợp sau đây: “không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn; Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động; Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác”.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì người sử dụng sẽ không bị xử lí vi phạm trong trường hợp này.
Đối với trường hợp của bạn thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật khi người sử dụng lao động không bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đối với hợp đồng xác định thời hạn theo khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Lao động. Còn đối với hợp đồng không xác định thời hạn bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo trước 45 ngày cho người sử dụng lao động.
Nếu bạn nghỉ việc được sự thuận tình của người sử dụng lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì đều được hưởng quyền lợi chế độ như nhau.
Ngoài ra, đối với trường hợp của bạn khi doanh nghiệp sáp nhập thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động: "Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu; Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động".
Người lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 49 Bộ luật Lao động "Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định pháp luật mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận