Người sử dụng lao động có phải trả lại hồ sơ cho người lao động khi nghỉ việc không?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

[?] Tôi là quản lý nhân sự của một công ty cổ phần. Hiện tại có một số lao động làm việc được 1 tháng thì nghỉ. Đề nghị Luật sư tư vấn, khi người lao động làm việc được 1 tháng, họ làm đơn xin nghỉ việc thì mình có bắt buộc trả lại họ bộ hồ sơ xin việc ban đầu không? Bộ hồ sơ bao gồm: giấy khám sức khỏe, giấy chứng minh nhân dân, các bằng cấp liên quan (Nguyễn Trang - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198


Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Phòng Tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47, BLLĐ 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Pháp luật quy định người sử dụng lao động phải trả lại những giấy tờ khác mà người lao động đã giữ lại của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định cụ thể giấy tờ khác là giấy tờ gì. Nếu thấy cần thiết, người lao động có thể khởi kiện ra tòa án để được xem xét. Ngoài ra,theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

"2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: (a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; -3. Biện pháp khắc phục hậu quả: (a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;" (Điều 5)

Như vậy, đối với vấn đề trên, người sử dụng lao động cần trả lại các giấy tờ như bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Việc giữ giấy tờ tùy thân là giấy CMND có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đã vô ý làm mất, người sử dụng lao động nên có phương thức thỏa thuận bồi thường cho người lao động, giảm thiểu các rủi ro pháp lý.

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực lao động (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: [email protected].