Người đại diện của hộ gia đình có được tự ý chuyển quyền sử dụng đất cho người khác không?

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất...

Hỏi: Trước kia, ông cố nội tôi có tạo dựng được 1 mảnh đất thổ cư (thời chiến tranh). Khi tuổi ông đã cao, ông quyết định chia mảnh đất trên cho 2 người con trai là: A (Ông nội tôi) và B. Hai người con trai này có trách nhiệm cai quản đất và cúng giỗ cho ông, bà (thế hệ trước). Ông nội tôi (A) có 7 người con. Đến năm 1976 ông tôi qua đời, 7 người con quyết định họp gia đình, sau đó thống nhất để anh cả là C đứng tên trong sổ đỏ để hưởng lợi từ việc bán dừa, chuối trong vườn thuộc mảnh đất trên và thờ cúng cho ông bà. Ông C có 5 người con: anh D (con cả), 3 chị gái và tôi (con gái út). Đến năm 2011 thì cha tôi C qua đời. Đến năm 2015, ông D tuyên bố với dòng họ sẽ bán đất, vì đã được sang tên sổ đỏ từ cha tôi. Việc sang tên sổ đỏ này gia đình, dòng họ tôi không biết đến. Đề nghị Luật sư tư vấn, ông D có được quyền bán mảnh đất đó không? (Thu Mai - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Theo quy định pháp luật thì:

"Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".

Theo thông tin mà chị đã cung cấp, ông C đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, miếng đất này được sử dụng trong đó có mục đích dùng để thờ cúng ông bà đã mất.

Ông A là người đã từng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, ông mất và có 7 người con. Do đó, về nguyên tắc, mảnh đất này thuộc sở hữu chung của cả 7 người con. Tuy nhiên, 7 người con của Ông quyết định họp gia đình, sau đó thống nhất để C đứng tên trong sổ đỏ để hưởng lợi từ việc bán dừa, chuối trong vườn thuộc mảnh đất trên và thờ cúng cho ông bà.

Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, mặc dù ông A đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thửa đất này vẫn thuộc sở hữu chung của cả 7 người con của ông A. Ông C chỉ là người đại diện. Do đó, ông C không có quyền sang tên sổ đỏ cho ông D nếu không có sự đồng ý của 6 người anh chị emcòn lại. Giấy chứng nhận được cấp cho ông D là không hợp pháp. Mặt khác, mảnh đất này ngoài mục đích trồng trọt còn có mục đích thờ cúng ông bà tổ tiên. Do đó, ông D không thể định đoạt mảnh đất này, không thể bán và chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất này cho chủ thể khác.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.