-->

Người bị tâm thần có được hưởng thừa kế?

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hỏi:Ông bà tôi mất đi để lại 1 ngôi nhà cho 5 người con. Người con thứ ba đã mất cách đây 10 năm, vợ và con người này hiện đang sinh sống trên phần đất thừa kế, người con trai thứ hai (bị bệnh tâm thần, không có vợ con) vừa mất xong, theo di chúc để lại thì mẹ tôi là người giám hộ. Tôi xin hỏi:1. Phần thừa kế của người con trai thứ ba sẽ chia cho 3 người anh em còn lại hay vợ con của người đó được hưởng phần thừa kế của người này2. Mẹ tôi muốn sang tên cho tôi phần của bà và phần quyền lợi trên tài sản của người con thứ hai thì có được không và thủ tục làm thế nào3. Trách nhiệm và quyền lợi của những người được hưởng thừa kế phần chung, phần riêng và phần của người con thứ hai đã mất thế nào4. Người con trai thứ nhất đã làm thừa kế lại cho con trai của mình, người này không có trách nhiệm và bạc đãi người cậu đã mất nhưng giờ muốn chiếm toàn bộ phần thừa kế này. Mẹ tôi và các người con còn lại có quyền khởi kiện tước quyền thừa kế của người con trai này được không? (Phạm Văn Thanh - Nam Định)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Trường hợp ông bà chết có để lại di chúc, di chúc thỏa mãn các điều kiện Luật định thì những người thừa kế sẽ hưởng di sản thừa kế theo đúng di nguyện của người chết.Nếukhông có di chúc thì di sản thừa kế sẽ chiatheo pháp luật, những người thuộc cùng 1 hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản thừa kế như nhau.

1. Phần thừa kế của người con trai thứ ba sẽ chia cho 3 người anh em còn lại hay vợ con của người đó được hưởng phần thừa kế của người này.

Theo Điều 676 BLDS2005 quy định vềngười thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Điều 677 BLDS 2005 quy địnhvề thừa kế thế vị:“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Chiểu theo quy định của pháp luật, khi người con thứ 03 chết thì phần di sản thừa kế của người này trong cả hai trường hợp (chết trước, cùng hoặc chết sau thời điểm ông bà anh chết) thì mẹ hoặc các con đều được xác định là những người thừa kế và không liên quan gì tới các anh em của người chết. Tức các anh, em của người chết sẽ không thuộc đối tượng được chia phần di sản thừa kế của người con thứ 03.

2. Mẹ tôi muốn sang tên cho tôi phần của bà và phần quyền lợi trên tài sản của người con thứ hai thì có được không và thủ tục làm thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 BLDS 2005, người được giám hộ (người con thứ hai) chết nên sẽ chấm dứt việc giám hộ. Tức, tại thời điểm người này chết thì mẹ của anh sẽ không còn là người giám hộ, không có quyền quản lý khối tài sản của người này.

Vậy, để sang tên phần đất của mẹ và phần quyền lợi trên tài sản của người con thứ hai thì buộc mẹ và những người còn sống (bao gồm cả con và vợ của người con thứ ba) tiến hành phân chia di sản thừa kế. Sau khi hoàn tất thủ tụcphân chia di sản thừa kế thì mẹ có thể thực hiện được ý chí trên.

3. Trách nhiệm và quyền lợi của những người được hưởng thừa kế phần chung, phần riêng và phần của người con thứ hai đã mất thế nào?

Điều 637về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Theo đó những cá nhân được hưởng di sản thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế trong phạm vi di sản thừa kế. Trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được đem ra để thực hiện nghĩa vụ dân sự của người chết, nếu giá trị di sản thừa kế không đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì những người hưởng thừa kế không phải chi trả phần còn thiếu này, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

4. Người con trai thứ nhất đã làm thừa kế lại cho con trai của mình, người này không có trách nhiệm và bạc đãi người cậu đã mất nhưng giờ muốn chiếm toàn bộ phần thừa kế này. Mẹ tôi và các người con còn lại có quyền khởi kiện tước quyền thừa kế của người con trai này được không.

Trường hợp này người con trai của người con thứ nhất muốn chiếm di sản thừa kế của người con thứ hai là không được. Bởi xét về hàng thừa kế người con trai này với cậu ruột thuộc hàng thừa kế thứ ba mà nguyên tắc chia di sản thừa kế là những người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu những người thuộc hàng thừa kế trước không đủ điều kiện hưởng, chết… Hơn nữa, những người thuộc hàng thừa kế thứ hai đủ điều kiện hưởng phần di sản thừa kế của người con thứ hai này nên người con trai của người con thứ nhất không được hưởng phần di sản thừa kế đó. Nếu anh ta có hành vi chiếm đoạt phần di sản thừa kế của người con thứ hai bạn có thể khởi kiện lên toà án nhân dân huyện nơi có di sản thừa kế để yêu cầu toà án chia di sản thừa kế của người con thứ hai này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.