Bộ luật tố tụng hình sự 2003: tại Điều 187 quy định về Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa.
Hỏi: Tôi tên B, hiện đang sống tại thành phố HCM. Năm 2011, tôi có thực hiện 1 số gia dịch mua bán với 1 người quen. Giá trị giao dich là hơn 1 tỷ đồng, mặt hàng giao dịch là gạo.Sao khi tối giao hàng xong người đó có hẹn tôi 1 tuần sau sẽ trả tiền cho tôi. Nhưng khi đến hẹn thì người đó lại hẹn ngày khác. Cứ như vậy kéo dài đến năm 2012, nên tôi đã làm đơn tố cáo lên toàn án. Lúc bấy giờ tòa án cũng đã tiến hành điều tra và tạm giam đối tượng để xử lý. Gần đếp ngày ra tòa giải quyết thì người này xuất hiện dấu hiệu bị tâm thần nên được đưa vào bệnh viện và vắng mặt trong ngày xử đó. Cứ như vậy 2 lần sau người này vẫn vắng mặt. Và tòa án cũng đã im lặng trước vụ án của tôi từ đó tới nay. Vậy luật sư cho tôi hỏi là trường hợp của tôi có lấy được tài sản bị chiếm đoạt hay không. Và cần phải làm như thế nào để đòi lại số tiền đó. ( Trần Lan - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật Hình sự công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Điều 13 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:
“Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Vì người quen của bạn xuất hiện dấu hiệu tâm thần trước thời gian xét xử thì được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh người này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.Theo như những gì bạn cung cấp thì gần đến ngày ra Tòa giải quyết thì người này xuất hiện dấu hiệu bị tâm thần nên được đưa vào bệnh viện và vắng mặt trong ngày xét xử đó. Theo như quy định tại K1 Điều 50 Bộ Luật Tố tụng hình sự “ Bị cáo là người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Như vậy trong vụ án này người quen đó của bạn tham gia tố tụng với vai trò là bị cáo trong vụ án hình sự.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003: tại Điều 187 quy định về Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa: "1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;b) Bị cáo đang ởnước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ".
Trong trường hợp này của bạn Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự khi có kết luận chính thức của Hội đồng giám định pháp y cho đến khi người này khỏi bệnh. Khi người này chữa bệnh xong thì nếu chưa hết thời hiệu truy cứu hình sự thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ ra quyết định phục hồi và giải quyết vụ án lúc này bạn sẽ được trả lại số tiền đó theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có tư
vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên
gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung
tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên
xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận