Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Như vậy, anh (chị) hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Về thẩm quyền giải quyết ly hôn thì: Do anh không biết nơi cư trú của vợ vì vậy, anh làm đơn gửi xã, phường nơi trước đây vợ anh cư trú để được xác nhận đương sự đã bỏ đi quá 6 tháng. Sau đó anh làm đơn gửi tòa án nơi vợ anh cư trú trước đây kèm theo giấy xác nhận của xã, phường yêu cầu tòa án tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (với điều kiện vợ anh đã bỏ đi quá 6 tháng vàkhông biết ở đâu). Toà án sẽra quyết định, thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp không tìm thấy địa chỉ củavợ anh cóthểnộptạinơi vợ anh thường trú trước đâyđểnhậnđược sựhỗtrợtốtnhất. Khi đó,Tòa án phải thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 154 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vợ anh cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu vợ anh vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận