Điều 8 –Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều củaluật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
[?]Kính gửi văn phòng luật sư, Tôi có được nhận trợ cấp thôi việc hay không? Thời gian làm việc của tôi tại công ty từ 06/2011 đến 05/2013 như sau 06-07/2011: thời gian thử việc, 08/2011 đến 05/2012: tham gia BHTN, 06/2012 đến 11/2012: nghỉ thai sản, 12/2012 đến 05/2013: tham gia BHTN, 05/06/2013: tôi nghỉ việc tại công ty. Đề nghị Luật sư tư vấn công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho thời gian thử việc (2 tháng) và thời gian nghỉ thai sản (6 tháng) của tôi hay không? Nếu có, tôi có thể yêu cầu công ty thanh toán hay không? Nếu công ty không đồng ý thanh toán, tôi có thể kiện ở đâu? (Lê Linh- Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Bích Phượng - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã tham gia đóng BHTN xuyên suốt quá trình làm việc. Pháp luật hiện hành có quy định thời gian đóng BHTN cũng đồng thời là thời gian đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động. Căn cứ:
Điều 8 –Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Đóng bảo hiểm thất nghiệp:
1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Căn cứ vào Nghị định 28/2015/CĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về thời gian đóng BHTN như sau:
Điều 12 - Nghị định 28/2015/CĐ-CP. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
Căn cứ vào hai quy định, thì thời gian đang đóng BHTN của người lao động nữ là thời gian liền kề trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. trong thời gian nghỉ thai sản, doanh nghiệp cũng như người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, thời gian nghỉ thai sản không được tính vào thời gian để hưởng BHTN mà chỉ tính vào thời gian hương BHXH mà thôi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời gian thử việc, thời gian nghỉ thai sản hưởng chế độ BHXH được tính là thời gian làm việc thực tế. Theo đó, nếu như trong khoảng thời gian này mà doanh nghiệp không đóng BHTN cho bạn thì khi bạn nghỉ việc, doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn. Mức hưởng trợ cấp thôi việc của bạn được tính như sau:
Điều 48 –Bộ luật lao động 2012. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3.Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Bạn có thể dựa vào những quy định trên để lấy đó làm căn cứ yêu cầu bên phía công ty giải quyết chế độ cho mình. Trong trường hợp công ty không đồng ý chi trả, bạn có thể là đơn yêu cầu gửi đến Phong lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi công ty bạn có trụ sở, yêu cầu họ đứng ra hòa giải về việc này. Trong trường hợp hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty bạn có trụ sở yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].
Bình luận