-->

Ly hôn đơn phương nhanh chóng và giành quyền nuôi con?

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Hỏi: Con gái của anh em năm nay 06 tuổi sống với ông bà nội từ nhỏ đến giờ. Chị dâu là người không biết lo suốt ngày ham mê cờ bạc, chưa bao giờ nấu được một bữa cơm cho gia đình.Vậy thưa luật sư nếu như anh em muốn giành quyền nuôi con thì phải cần đưa ra bằng chứng gì? Và anh em muốn đơn phương ly hôn trong thời gian ngắn thì phải đưa ra bằng chứng gì? (Huyền Vinh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

+) Hòa giải tại cơsở là không bắt buộc. Căn cứ điều 52 luật hôn nhân và gia đình 2014:"Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở."

Có áp dụng thủ tục này không hay không thì không bắt buộc,bởi mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự thỏa thuận những mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ; giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình,…

+) Hòa giải tại tòa án là bắt buộc.

Nếu các bên lựa chọn hòa giải ở cở mà khi hòa giải không thành, hoặc với những vụ ly hôn đơn giản, cần giải quyết nhanh chóng không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho Tòa án. Điều 54Luật hôn nhân gia đình năm 2014chỉ rõ:“Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật vềtố tụng dân sự”.Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung…

Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định vềviệc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

Con anh bạn6 tuổi, cho nên 2 vợ chồng anh bạn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp 2 vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho một bên căn cứ vào lợi ích về mọi mặt của con. Đó có thể là :Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của chamẹ;Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Như vậy cùng với những căn cứ trên, để giành được quyền nuôi con,anh bạn cũngcầnđưa ra các chứng cứchứng minh rằng việc vợ không quan tâm chăm sóc con chu đáo, ham mê cờ bạc, bỏ mặc đi trách nhiệm nuôi con và không nên để trẻ tiếp xúcvới những hành vi cũng như sống trong môi trường đó... để Tòa án xem xét việc giao đứa bé cho anh bạn trực tiếp nuôi dưỡng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.