Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng...
Hỏi: Tôi xin vào làm việc tại công ty cổ phần giáo dục đại dương (Ocean edu), hiện tại công ty có nhiều chi nhánh trên cả nước. Tôi có kí hợp đồng lao động với công ty. Tuy nhiên lúc trước khi kí thì chị nhân sự có nói tiền cọc là 3 triệu đồng chỉ để đảm bảo tài sản và giữ bí mật cho công ty, không nhắc đến chi phí đào tạo.Ngoài ra sau khi kí xong 1 tuần sau tôimới nhận được quyết định. Sau 2 tuần làm việc, mà chưa có buổi đào tạo nào. Bản thân tôixin nghỉ việc vì thấy công việc không phù hợp. Tôi xin phép trưởng phòng và 3 ngày sau thì bảo tôi cứ nghỉ, khoản tiền 3 triệu trên trừ vào chi phí đào tạo theo quy định của công ty.Tôi muốn hỏi công ty làm như vậy có đúng không? Tôicó thể lấy lại được tiền cọc không? (Thu Thảo - Hải Phòng)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nội dung trả lời:
Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, có thể thấy hành vi buộc người lao động phải đặt cọc tiền của công ty cổ phần giáo dục đại dương là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 95/2013/NĐ-CP; đồng thời hợp đồng lao động giữa công ty và bạn sẽ không có hiệu lực do vi phạm điều cấm của pháp luật.
Và cũng theo quy định trên, bạn có thể lấy lại được số tiền đặt cọc 3 triệu. Vì công ty cổ phần giáo dục đại dương đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động nên phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng cách phải trả lại số tiền đặt cọc 3 triệu cộng với khoản tiền lãi của số tiền trên tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận