Luật sư tư vấn về thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam?

Khi tiến hành hoạt động thương mại tại Việt Nam thương nhân nước ngoài sẽ được tiến hành 3 hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam...

Hỏi: Công ty Luật A của Mỹ dự định mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý sang lãnh thổ Việt Nam thông qua việc thiết lập một hiện diện thương mại phù hợp tại Việt Nam. Theo Luật sư 1. Công ty Luật A được thiết lập những hiện diện thương mại nào để cung cấp dịch vụ pháp lý tại Việt Nam? 2. Trong những hiện diện thương mại được phép, nếu có thì công ty Luật A nên thành lập loại hiện diện thương mại nào để có thể hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam? (Vũ Tùng Lâm - Hà Giang)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật thương mại của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về các hình thức thương nhân nước ngoài được phép hiện diện tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 2 điều 16 Luật thương mại năm 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì khi tiến hành hoạt động thương mại tại Việt Nam thương nhân nước ngoài sẽ được tiến hành 3 hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam đó là: Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

-Về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần lưu ý các quyền và nghĩa vụ của hình thức hiện diện thương mại này theo quy định tại Điều 17, 18 Luật thương mại 2005 như sau: “1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. 2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện. 3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện. 5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật”. “Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện: 1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. 2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép. 3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này. 4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật".

-Về quyền và nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bạn có thể tham khảo quy định tại các điều 19, 20 Luật thương mại 2005 như sau: “Điều 19. Quyền của Chi nhánh: 1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh. 2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này. 4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. 5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật”. “ Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh: 1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận. 2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, bạn nên chú ý đối với 2 hình thức văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam thì có sự khác nhau cơ bản đó là ở việc chi nhánh được phép thực hiện các hoạt động sinh lợi trực tiếp (như ký kết hợp đồng kinh doanh) còn văn phòng đại diện thì không được, chủ yếu văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các công việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại điều 16 nghị định 72/2006/NĐ-CP như sau: “Điều 16. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện bao gồm: 1. Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc. 2. Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. 3. Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện. 4. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện. 5. Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép. Bên thương nhân nước ngoài nên căn cứ vào tình hình cụ thể cũng như mục đích hiện diện thương mại tại Việt Nam để có thể lựa chọn loại hình hiện diện phù hợp”.

-Nếu như thương nhân nước ngoài muốn hiện diện thương mại tại Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đối với hình thức này bạn nên chú ý tới các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại điều 21 Luật thương mại 2005 phụ thuộc vào quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước của thương nhân có quốc tịch như sau: “Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Về việc nên lập hình thức hiện diện nào phù hợp tại Việt nam: Bạn nên căn cứ tình hình thực tế cũng như nhu cầu của phía bạn cũng như những đặc điểm của từng loại hình hiện diện trên để có thể quyết định chíh xác hình thức hiện diện phù hợp.

Những điều cần lưu ý: Bạn nên căn cứ quy định trên cũng như tình hình cụ thể để quyết định hình thức hiện diện phù hợp

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thương mại mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.