Tư vấn pháp luật về trường hợp giải quyết tài sản như sau:...
Hỏi: Gia đình tôi có 4 anh chị em, ba cũng mất từ lâu. Mẹ tôi đứng tên chủ quyền nhà ở. Mẹ tôi cũng mới mất. Trước khi mất mẹ không để lại di chúc. Căn nhà hiện tại chúng tôi đồng ý muốn để lại cho anh trai cả. Nhưng anh trai út bị khuyết tật từ khi sinh ra (bị chất độc màu da cam và nhà nước có hộ trợ tiền hàng tháng). Anh không còn khả năng nhận thức trí tuệ từ nhỏ. Theo chúng tôi được biết về pháp luật anh út vẫn có quyền với căn nhà do mẹ không để lại di chúc cho anh cả. Nhưng anh út không có khả năng nhận thức và không ký được các giấy tờ liên quan đến pháp luật. Vui lòng tư vấn cách nào chuyển tài sản cho anh cả trong trường hợp này?Chúng tôi nghe nói phải ra tòa nhưng chúng tôi không muốn phải ra tòa phân xử, tôi (độc thân) và chị gái (đã lập gia đình) đều đồng ý ký giấy cho anh trai cả nhưng chỉ còn vướng anh út. (Hoàng Nhật - Kiên Giang)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố,mẹ bạn mất không để lại di chúc nên toàn bộ di sản được chia thừa kế theo pháp luật cho những đối tượng được quyền hưởng. Trường hợp gia đình bạn thì 4 anh, chị em là những người thừa kế hợp pháp. Cụ thể, theo khoản 1, khoản 2 Điều 676 Bộ luật dân sự:
"Điều 676:1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau".
Do các thành viên trong gia đìnhmuốn tặng toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho người anh cả thì bước đầu tiên sẽ phải thực hiện thủ tục khai nhân di sản thừa kế.Đồng thời, tại thời điểm làm thủ tục các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành luôn thủ tục tặng cho tài sản cho người anh cả tại văn phòng công chứng.
Tuy nhiên, trong số nhữngngười đồng thừa kế đó có một thành viên là anh útbị khuyết tật từ khi sinh ra (bị chất độc màu da cam và nhà nước có hộ trợ tiền hàng tháng)không còn khả năng nhận thức trí tuệ từ nhỏ.Do đó, để thực hiện việc chuyển nhượngtài sản của người nàythì bắt buộc phải có quyết định của Tòa án về việc tuyên người anh út mất năng lực hành vi dân sự, sau đóphải thông qua người giám hộ và người giám sát việc giám hộ.
+ Cụ thể, bước đầu tiên phải làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, sau đó làm thủ tục đăng ký làmngười giám hộ cho người anh út của bạn và cuối cùng cử người đại diện làm ngườigiám sát việc giám hộ theo quy định tại Điều 59 Bộ luật này:
"Điều 59.Giám sát việc giám hộ:1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ".
"Điều 67.Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự:Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ."
"Điều 69.Quản lý tài sản của người được giám hộ:1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ."
Như vậy, sau khi đã cử được người giám hộ và người giám sát việc giám hộ thì các thành viên trong gia đình cùng với người giám hộ và giám sát việc giám hộ sẽ tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế kết hợp luôn việc làmhợp đồng tặng cho tài sản của các anh em còn lại cho anh trai cả của bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận