Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con? Trường hợp công ty không đồng ý cho NLĐ hưởng thai sản thì NLĐ làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Thủ tục hưởng thai sản với NLĐ đã không còn quan hệ lao động?
Hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 7 tháng thì tôi nghỉ sinh con. Sau 6 tháng nghỉ thai sản thì tôi quay trở lại làm việc, nhưng do không có người trông con, con lại hay quấy khóc nên tôi xin nghỉ việc. Khi nghỉ việc thì công ty không thanh toán bảo hiểm cho tôi mà nói tôi vụ lợi, nhưng hoàn cảnh gia đình tôi thực sự khó khăn. Vậy tôi muốn hỏi làm thế nào để được hưởng quyền lợi của mình? (Thảo Nga - Hải Phòng)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động (tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể, theo Điều 27, Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội:
- Người lao động phải thuộc một trong những đối tượng tại điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006;
- Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (trường hợp của bạn đã đóng đủ).
Như vậy, chỉ cần thỏa mãn 2 điều kiện trên thì bạn được hưởng chế độ thai sản
mà không phụ thuộc vào ý kiến từ phía công ty của bạn.
Hiện nay bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động với bên công ty thì bạn làm hồ sơ
như sau và gửi đến Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện (nơi công ty bạn đóng
BHXH) để được hưởng thai sản:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con.
Riêng với Sổ bảo hiểm xã hội, nếu công ty đang giữ của bạn thì bạn yêu cầu công ty trả lại sổ này (để bạn hưởng thai sản và tiếp tục đóng BHXH nếu như sau này đi làm) theo đúng trách nhiệm của công ty tại Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại
sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của
người lao động.”
Trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm thì bạn có thể khởi kiện tại Tòa
án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở công ty để được giải quyết, nếu thời hiệu
khởi kiện vẫn còn theo Điều 202 Bộ luật lao động:
“Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận