Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,...
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Trước đây để ghi nhận quyền sở hữu, sử dụng của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức về đất đai và nhà cửa được Nhà nước quy định các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà,…với các tên gọi quen thuộc là sổ đỏ và sổ hồng,…. Tuy nhiên, hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà được thống nhất dưới tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, không còn sử dụng mẫu sổ đỏ, sổ hồng nữa nhưng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đang sử dụng mẫu giấy này vẫn được Nhà nước thừa nhận giá trị nếu được cấp trước ngày 10/12/2009 mà không buộc phải thay đổi trừ khi có nhu cầu. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật đất đai năm 2013:
“2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”
Nếu ba mẹ bạn muốn cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì chuẩn bị những hồ sơ:
Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu số 10/ĐK ban hành kèm thông tư 24/2014/TT-BTNMT);
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
Bản vẽ thửa đất.
Về việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có yêu cầu tất cả các thành viên phải kí tên nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này cấpcho hộ gia đình. Tại Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định :
“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.”
Và khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“29.Hộ gia đình sử dụng đấtlà những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Tại Điều 109 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Điều109.Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.”
Từ những quy định trên, xét thấy, ngoài xem xét sổ hộ khẩu thì chủ hộ và thành viên khác trong gia đình từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý, ký kết trong việc xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng. Do đó, UBND cần sự có mặt của các thành viên là đúng. Trường hợp bạn ở xa thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận