-->

Luật sư tư vấn quy định về trợ cấp tiền cơm

Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca...

Hỏi:Theo khoản 3 điều 4 thông tư 10/2012 quy định trợ cấp tiền cơm không vượt quá 680.000 ngàn đồng / tháng / người. Nếu công ty chúng tôi không có trợ cấp tiền cơm cho người lao động có bị sai luật không? (Nguyễn Thị - Phan Thiết)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu quy định: Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước, từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Như vậy, đối với công ty TNHH 1 TV do nhà nước làm chủ sở hữu thì bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH áp dụng đối với công ty nhà nước nói chung.

Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH quy định về việc thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước như sau:

Theo Khoản 5 Mục III thông tư này quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca:"5. Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này".

Như vậy, hiện nay chế độ ăn giữa ca không bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp nhưng đối với doanh nghiệp nhà nước thì chế độ này là bắt buộc. Theo câu hỏi của bạn, bạn áp dụng thông tư 10/2012/BLĐTBXH thì chúng tôi hiểu công ty của bạn là công ty TNHH 1TV do nhà nước làm chủ sở hữu nên chế độ ăn trưa là bắt buộc phải được áp dụng đối với công ty của bạn. Trừ trường hợp công ty bạn gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca; nếu không được thì mới được phép chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca nhưng chỉ là tạm thời mà không phải là lâu dài. Và công ty bạn không thực hiện chế độ ăn giữa ca cho người lao động là sai quy định.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.