Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần...
Hỏi: Hiện đang làm việc cho công ty truyền thông về thiết kế website. Về công việc, công ty tôi thực hiện, 1 tháng làm 2 ngày thứ 7, ngày làm đủ 8 tiếng.Đợt nghỉ lễ 10-3 Âm lịch lần này rơi vào tuần làm việc thứ 2 trong tháng, chúng tôi không phải đi làm thứ 7. Theo quan điểm của tôi hiểu, nếu không rơi vào ngày làm thứ 7, thì chúng tôi được nghỉ 3 ngày T7, CN, T2. Trường hợp, rơi vào tuần phải đi làm thứ 7, thì chúng tôi không được nghỉ bù T2. Chúng tôi có thắc mắc như vậy với Ban Giám đốc thì nhận được câu trả lời như sau: - Doanh nghiệp được phép sử dụng người lao động làm việc không được quá 48h/tuần - Ban giám đốc sẽ tính đồng loạt tháng nào cũng làm đủ 48h/tuần nhưng chúng tôi vẫn được nghỉ 2 ngày T7 trong 1 tháng. Ban giám đốc cho rằng, việc áp dụng giờ làm không quá 48h /tuần như vậy là không vi phạm luật lao động. Và chúng tôi sẽ không được nghỉ thứ 2 theo luật quy định được nghỉ 3 ngày lễ dịp 10-3 Âm lịch này. Vậy, cho tôi hỏi, quy định của Ban giám đốc như trên có đúng không? Nếu công ty vi phạm, chúng tôi cần gặp đơn vị nào để khiếu nại? (Nguyễn Yến - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ:
Nghị định số 119/2014/NĐ-CP. Quy định chi tếu một số điều của Bộ luật Lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo.
Nội dung tư vấn:
Điều 104. BLLĐ 2012: Thời giờ làm việc bình thường:
"1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."
Do vậy Công ty bạn có trả lời về việc: Doanh nghiệp được phép sử dụng người lao động làm việc không được quá 48h/tuần như vậy là không vi phạm luật lao động là có căn cứ.
Tuy nhiên Theo quy định tại:
Khoản 2 Điều 110. Nghỉ hằng tuần
"2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động."
Điều 115. Nghỉ lễ, tết
"1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);b) Tết Âm lịch 05 ngày;c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp."
Trong trường hợp của bạn, Ban giám đốc có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Do vậy trong trường hợp, ngày nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 03 âm lịch) không rơi vào tuần phải đi làm thứ 7 thì các bạn sẽ được nghỉ bù và ngược lại nếu bạn có thỏa thuận trước với công ty về tuần đi làm của ngày thứ 7.
Và trong trường hợp, bạn đã có thỏa thuận với công ty về tuần không phải đi làm của ngày thứ 7 và nó rơi vào ngày nghỉ của Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) thì bạn sẽ được nghỉ bù vào thứ 2 tuần tới. Lúc đó, Ban giám đốc bên bạn sẽ vi phạm vào Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật lao động 2012.
Nếu công ty vi phạm bạn có thể làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Theo Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động - quy định tại Nghị định 119/2014/NĐ-CP
"1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết."
- Khiếu nại lần đầu: người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp.
- Khiếu nại lần hai: Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận