-->

Luật sư tư vấn: Khởi kiện chồng cũ xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn khởi kiện chồng cũ khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Hỏi: Tôi không chịu đựng nỗi sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm và những trận đòn điên dại của chồng nên chúng tôi đã ly hôn. Chồng tôi luôn miệng chửi tôi bằng những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm tôi, còn đánh tôi, bóp cổ, lấy dao đâm tôi. Tôi giải thoát mình bằng cách ly hôn. Nhưng ly hôn xong tôi vẫn không được yên ổn.Chồng tôi còn nhắn tin xúc phạm tôi. Hâm dọa sẽ giết chết tôi vì tại sao tôi lại phản bội chồngđi theo trai. Hiện tại Tòa án đã xử lý tôi nuôi con, nhưng anh tathường xuyên hâm dọa sẽ giết tôi, giành con với tôi. Trước đó, lúc tôi có bầu, anh tađã không nhận là con của anh ta, anh tanói với tất cả mọi người là tôi có bầu với người khác. Xin hỏi quý Công ty, tôi cần làm những thủ tục gì để gửi đơn kiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi. (Mỹ Hạnh - Thái Nguyên)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1Điều 121 quy định về tội làm nhục người khác như sau:"Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

* Đối với người phạm tội

Người phạm tội phải là người có hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, thoả mãn thú vui của xác thịt v.v...nhưng chưa tới mức cấu thành tội phạm như: Hiếp dâm, cưỡng dâm và không thuộc trường hợp dâm ô với trẻ em, mà chỉ xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.

Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe doạ buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình, nhưng tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.

* Về phía người bị hại

Là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự. Việc xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng cũng là một vấn đề khá phức tạp, bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau, nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục, nhưng có người lại thấy bình thường, không thấy bị nhục. Những chuẩn mực này, nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác được mà phải kết hợp với các yếu tố như: trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình v.v... Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

Khoản 1Điều 122 quy định về tội vu khống như sau: "Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

Người phạm tội phải có một trong các hành vi sau:

- Bịa đạt những điều không có thực

Bịa đặt là tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có đối với người khác như: không quan hệ bất chính lại tố cáo là quan hệ bất chính, không nhận hối lộ lại tố cáo là nhận hối lộ...

- Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt

Tuy người phạm tội không bịa đặt, nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: sáo chép làm nhiều bản gửi đi nhiều nơi, kể lại cho người khác nghe, đăng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng... Người có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt có thể biết điều đó do ai bịa đặt hoặc cũng có thể chỉ biết đó là bịa đặt còn ai bịa đặt thì không biết.

Người loan truyền phải biết rõ điều mình loan truyền là không có thực nếu họ còn bán tin bán nghi thì cũng chưa cấu thành tội vu khống.

- Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền

Đây là trường hợp tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền về một tội phạm xảy ra và người thực hiện tội phạm mà hoàn toàn không có thực.

Tất cả những hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt hoặc tố cáo sai người phạm tội với cơ quan có thẩm quyền đều nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người bị hại.

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy chồng bạn có dấu hiệu của tội làm nhục người khác và tội vu khống; do đó trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sựđến cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Yêu cầu khởi tố của bạn có thể đượcthể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Biên bản do viện kiểm sát lập được chuyển ngay cho cơ quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.