Luật sư tư vấn hưởng thừa kế theo di chúc?

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu...

Hỏi: Bố cháu lấy mẹ cháu sinh được cháu và em trai cháu. Năm 2003 mẹ cháu mất không để lại di chúc, bố cháu lấy vợ hai sinh 1 bé gái. Năm 2014 có đợt đổi sổ đỏ đứng tên bố cháu và vợ hai. ( Sổ cũ chỉ đứng tên bố cháu ) Sau khi bố cháu mất viết di chúc để lại toàn bộ cho em trai cháu. Như vậy có đúng không? Nếu chia thừa kế thì sẽ chia như thế nào? (Thảo Ngọc - Vĩnh Phúc)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Trường hợp của bạn cung cấp thông tin chưa được rõ ràng về mảnh đất hiện đang đứng tên của bố bạn và vợ hai. Mảnh đất đó có phải là tài sản chung của bố mẹ bạn hay không hay là tài sản riêng của bố bạn?

Trong trường hợp mảnh đất là tài sản riêng của bố bạn và không nhập vào khối tài sản chung, chúng tôi tư vấn theo hướng như sau:

Do sổ đỏ hiện nay đứng tên người sở hữu là bố bạn và vợ hai nên đây được coi là tài sản chung của hai người hình thành trong quá trình hôn nhân. Căn cứ:

Điều 34 - Luật hôn nhân gia đình 2014. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

"1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."

Theo đó, người vợ hai của bố bạn cũng có quyền sử dụng và định đoạt một phần mảnh đất này. Khi bố bạn mất và để lại di chúc thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì em bạn có quyền được hưởng phần di sản thừa kế đó. Pháp luật hoàn toàn cho phép việc lập di chúc dựa trên ý chí tự nguyện của người để lại di chúc. Tuy nhiên em bạn chỉ được hưởng ½ mảnh đất thuộc sở hữu của bố bạn mà thôi. Căn cứ:

Điều 646 – Bộ luật dân sự 2005. Di chúc

"Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."

Điều 647 – Bộ luật dân sự 2005.Người lập di chúc

"1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý."

Điều 648 – Bộ luật dân sự 2005.Quyền của người lập di chúc

"Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."

Trong trường hợp mảnh đất đó là sở hữu chung giữa bố và mẹ bạn, khi mẹ bạn mất đi và không để lại di chúc thì các bạn vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế đó. Bố bạn chỉ là người đứng ra quản lý di sản thừa kế thay các bạn mà thôi. Nhưng do không có việc khai nhận di sản thừa kế và trong thời hạn 10 năm không có yêu cầu về chia thừa kế nên hiện nay khi khởi kiện ra tòa thì tòa sẽ chia tài sản theo hình thức tài sản chung. Căn cứ:

"2. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung."


Việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố bạn và vợ hai là hoàn toàn sai quy định của pháp luật. Bởi lẽ mảnh đất này thuộc quyền sở hữu cảu bố bạn và 2 chị em bạn theo quy định về tài sản chung. Khi muốn cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên bố bạn và vợ hai thì phải có sự đồng ý của cả hai bạn. Bạn có thể làm đơn lên UBND huyện khiếu nại về việc này nếu như có đủ điều kiện chứng minh việc cấp GCNQSDD này là sai. Nếu có sai sót thì gia đình bạn sẽ được cấp lại GCNQSDD này. Khi đó em trai bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế của bố bạn và phần em bạn đương nhiên được hưởng khi chia tài sản chung.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.