Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;...
Hỏi: Em đã làm việc cho một công ty được 1 năm, trong đó có 3 tháng thử việc và 9 tháng làm việc chính thức, nhưng trong 9 tháng đó mặc dù trong hợp đồng vẫn có điều khoản về việc đóng bảo hiểm, nhưng công ty cứ ù lỳ và tìm mọi lý do để không đóng bảo hiểm cho nhân viên. đến nay hợp đồng đã gần kết thúc vậy cho em hỏi, việc này sẽ được xử lý ra sao? (Lan Khuê - Hải Phòng)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo Khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bạn và công ty bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cũng theo Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì người lao động có quyền:
“1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:a) Đang hưởng lương hưu;b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật này;7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. ”
Bên cạnh đó theo Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
“a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”.
Nói cách khác, trong trường hợp này công ty của bạn đã có hành vi thuộc vào những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Vì thế mà hành vi của công ty mà bạn đang làm việc đã vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Để giải quyết việc này, theo Khoản 2 Điều 131 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội thì bạn có quyền khiếu nại về hành vi của công ty bạn theo trình tự sau:
“Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại.Trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết;b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;c) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án;d) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.
Khi đó, người sử dụng lao động (công ty mà bạn đang làm việc) sẽ phải chịu những chế tài được quy định tại Khoản 1, khoản 3 Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội:
“1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.…3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 134 của Luật này từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm”.
Theo đó, ngoài việc công ty bạn đang làm việc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm chưa đóng cho nhân viên, công ty bạn sẽ phải bồi thường cho bạn nếu gây thiệt hại về lợi ích và quyền lợi của bạn, công ty cũng sẽ phải chịu những hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật tùy thuộc và mức độ, tích chất của hành vi vi phạm này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận