Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Cách định nghĩa nàv phù hợp vói quan niệm cho ràng việc phàn biêt các ngành luật trước hết cần căn cứ vào những quan hê xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành - điều hành cúa Nhà nước. Các quy phạm luật hành chính quv định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định những nguyên tắc cơ bàn của quán lý hành chính nhà nước và các vấn để khác có liên quan tới quán lý hành chính nhà nước. Thông qua đó, luật hành chính báo đảm việc cứng cố, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước và không ngừng nâng cao hiệu quà của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Luật hành chính cũng quy định và nghĩa vụ của các chủ thổ khác của quàn lý hành chính nhà nước, những biện pháp bào đảm thực hiện các quycn và nghĩa vụ đổ. tạo điều kiện cho các chủ thc tham gia một cách tích cực vào hoạt động quán lý hành chính nhà nước.
Luật hành chính xác định cơ chế quán lý hành chính trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Luật hành chính quy định những hành vi nào là vi phạm hành chính, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý những tổ chức và cá nhân thực hiện vi phạm hành chính.
Từ những điều đã phân tích trên đây có thê đi đến kết luận: Luật hành chính là ngành luật vổ quàn lý hành chính nhà nước.
Cũng chính vì vậv, trước hết chúng ta cần tìm hicu vé quản lý và quản lý nhà nước.
Quản lý
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có cá khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa riêng về quản lý. Định nghĩa chung nhất về quản lý là định nghĩa của điều khiển học. Theo điều khiến học thì quán lý là đích khicn, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, cãn cứ vào những quy luật, định luật hay nguvên tắc tuơng ứng để cho hệ thống hav quá trình ấy vận dộng theo ý muốn của người quán lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.
Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật thế cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoat động của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nước.
Trong chương trình luật hành chính, vấn đc cần nghiên cứu là quản lý xã hội, quán lý nhà nước.
Các Mác đã coi "'quản lý là một chức năng đặc biệt sinh từ hàn chất xã hội của quá trình lao động. Nhấn mạnh nội dung trên, ông viết: ‘Tất cá mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao dộng chung nào tiến hành trên quy mô tương đối, thì ít nhiều cũng đến một sự chỉ dạo dể điếu hòa những hoạt dộng cá nhân và thực hiện những chức năng chung.. ”.
Luận điểm trên của Mác có thế áp dụng với mọi hoạt động chung của con người trong xã hội.
Đế điểu khiến, phối hợp hoạt động cùa tập thể những con người, chúng ta cẩn có những phương tiện buộc con người phải hành động theo những nguyên lắc nhất định, phái phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định. Cơ sở của sự phục tùng hoặc là uy lín hoặc là quyền uy. Trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, uy tín đóng vai trò là cơ sở quan trọng của sự phục tùng nhưng nhìn chung thì quyền uy vẫn là cơ sớ chủ yếu. Quvền uy là sự áp đặt ý chí cúa người này đối vói người khác buộc người đó phải phục tùng. Như vậy, quyền uy lấy phục tùng làm tiền đổ.
Quyền uy là phương tiện rất quan trọng đổ chủ thể quản lý buộc đối tượng quản lý phải phục tùng, là yếu tố không thổ thiếu của quản lý. Không có quyền uy thì hoạt động quản lý sẽ không đạt được hiệu quả.
Trong trường hợp thứ nhất, sự phục tùng quyền uy, tức là sự thống nhất ý chí, được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục, bằng kí luật tự giác của các đối tượng bị quản lý.
Trong trường hợp thứ hai, sự thống nhất ý chí và sự phục tùng được đảm bảo chủ yếu bằng bạo lực, cưỡng chế và theo Lênin thì ‘“'sự điều khiển có thí’ mang những hình thức dộc tai, nghiêm khắc".
Chủ thổ cùa quản lý là con người hay tổ chức của con người. Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những dại diện có quyền uy, có quyên hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kêt quả nhát định trong quản lý.
Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quv phạm tốn giáo, quy phạm pháp luật V.V..
Tóm lụi:
- Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thổ quản lý đối với các đối tượng quản lý.
- Quản lý xuất hiện ớ bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người.
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của lừng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thông nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
- Quản lý được thực hiện bằng lổ chức và quvền uy.
Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức nàng, nhiệm vụ. quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Có quvền uy thì mới bảo đảm sự phục lùng của cá nhân đối với tổ chức. Quvền uy là phương tiện quan trọng để chủ thế quàn lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiện các yèu cầu, mệnh lệnh của mình. (Xem thêm về Pháp luật hành chính)
Quản lý nhà nước
Khi nhà nước xuất hiện thì phần lớn (và là phần quan trọng) các công việc của xã hội do nhà nước quản lý.
Quan lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức nàng đối nội và đôi ngoại của nhà nước.
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ the mang quyển lực nhà nước, chủ yếu bàng pháp luật, tới các đối tượng quán lý nhàm thực hiện các chức nâng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Như vậv, tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức nàng quán lý nhà nước.
Pháp luật là phương tiện chủ vếu đổ quản lý nhà nước. Rằng pháp luật, nhà nước có thể trao quvền cho các tổ chức hoạc các cá nhán đế họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt dộng quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nha nước.
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ dạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước.
Tính chất chấp hành thể hiện từ mục đích của quản lý hành chính nhà nước là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sử pháp luật và được thực hiện pháp luật.
Tính chất điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quvền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chi đạo trực tiếp đối với các đối tượng quan lý thuộc quyền.
Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyén nhân danh nhà nước ban hành ra các văn bàn pháp luật được đặt ra các quy phạm pháp luật hav các mệnh lệnh cụ thế hắt buộc các đối tượng quán lý có liên quan phải thực hiện.
Như vậy. các chủ thể của quán lý hành chính nhà nước sử dụng quvền lực nhà nước để tổ chức và điều khiến hoạt động của các đối tượng quản lý qua đó thể hiện một cách rõ nét mỏi quan hộ “quvền lực - phục tùng” giữa chủ thế quản lý và các đối tượng quán lý.
Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản cùa hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động chấp hành tạo thành hai mặt thống nhát của quản lý hành chính nhà nước.
Hoạt động quán lý hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát cùa cơ quan quvcn lực nhà nước nhưng vẫn mang tính chú động, sáng tạo. Tính chủ động, sáng tạo cúa hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ nét trong quá trình các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước đồ ra chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp đôi với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sớ nghiên cứu xem xét tình hình cụ thể.
Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt dộng quán lý hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động này phản ánh chức năng cơ bản của các cơ quan hành chính nhà nước. Mặt khác, không nên tuyệt đôi hóa sự phán loại các hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước và không nôn cho rằng mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ có thổ thực hiện một loại hành vi nhất định, tương ứng với hình thức hoạt động và chức năng cơ bản của nổ. Trên thực tế mỗi loại cơ quan nhà nước, ngoài việc thực hiện những hành vi phản ánh thực chât của chức năng cơ bản của mình, còn có thể thực hiện một sô hành vi thuộc lĩnh vực hoạt động cơ bản cúa cơ quan khác. Các Cơ quan quvền lực nhà nước, các cơ quan kiểm sát, xét xử thực hiện những hành vi quản lý hành chính nhất định còn cơ quan hành chính nhà nước cũng thực hiện một số hành vi mang tính chất tài phán.
Chủ thể của quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quvền lực nhà nước trong quá trình tác động tối đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tố chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quán lý nhà nước.
Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định.
Chủ thể cúa quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước (chủ vếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quvền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quán lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể.
Những chủ thể kể trên khi tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính cớ quyền sử dụng quyền lực nhà nước được chỉ đạo các đối tượng quản lý thuộc quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý đổng thời bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính tức là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành - điểu hành. Trật tự quản lý hành chính do các quy phạm pháp luật hành chính quy định.
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận