Không giống như sự tùy nghi trong các phương thức hòa giải, trung gian, thương lượng, trọng tài và tòa án là những phương thức có hệ thống, được tổ chức theo các mô hình nhất định. Hai phương thức này vừa giống lại vừa khác nhau nhưng không phủ nhận, hai phương thức này đã và đang thể hiện hiệu quả trong công tác giải quyết các tranh chấp.
Căn cứ pháp lý khi lựa chọn trọng tài, tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại
"Hình thức giải quyết tranh chấp: 1- Thương lượng giữa các bên. 2- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải. 3- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định".
Thứ nhất, các khái niệm:
Trọng tài (chính là trọng tài thương mại) là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, các bên thỏa thuận về việc lựa chọn trọng tài để làm người phân xử những mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên.
Gọi là trọng tài thương mại bởi đây là phương thức giải quyết tranh chấp đặc thù chỉ có trong lĩnh vực thương mại, bên cạnh đó còn có một số lĩnh vực khác như trong các vấn đề về bảo vệ quyền tiêu dùng (trong pháp luật Việt Nam) tuy nhiên trong thực tiễn xét xử chưa ghi nhận bất cứ án lệ nào trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng được giải quyết tại cơ quan trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan tố tụng của nhà nước theo trình tự thủ tục được quy định chặt chẽ, cụ thể trong luật tố tụng của quốc gia.
Về vấn đề so sánh giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp này đã có nhiều bài viết đề cập, cung cấp những thông tin cơ bản nhất, vì vậy tôi không đề cập ở đây nữa mà sẽ so sánh tương quan hai phương thức này bằng cách đưa ra một số nhận định về ưu và nhược điểm của hai phương thức để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại:
Một là, ưu điểm:
(i) Tính linh hoạt do sự tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên; (ii)Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, qua đó giảm thiểu các thiệt hại có khả năng phát sinh trong quá trình xảy ra mâu thuẫn, đặc biệt đối với thương mại hàng hóa; (iii)Các bên chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, luật áp dụng cũng như quy tắc tố tụng trọng tài, danh sách trọng tài viên…(iii)Có thể đồng thời kết hợp các phương thức hòa giải, trung gian, thỏa thuận vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình xét xử;
Khả năng được công nhận và cho thi hành cao do được hỗ trợ bởi Công ước New York 1958; (iv)Giá trị của phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo kháng nghị; mang tính chuyên môn cao do có sự đánh giá từ các chuyên gia trong lĩnh vực tranh chấp;
Hai là, hạn chế:
(i) Chi phí giải quyết bằng trọng tài cao; (ii)Phụ thuộc khá nhiều vào sự thiện chí của các bên; (iii)Công tác điều tra, xác minh thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn; (iv)Phán quyết của trọng tài chủ yếu dựa trên sự xem xét các chứng cứ, tài liệu do các bên cung cấp;
Thứ ba, giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án:
Một là, ưu điểm:
(i) Mang tính quyền lực nhà nước, dễ dàng thực hiện các công tác thu thập chứng cứ, điều tra xác minh, và có thể yêu cầu hỗ trợ từ các cơ quan/tổ chức khác. (ii)Phán quyết của tòa án có tính bắt buộc thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ nơi giải quyết tranh chấp; (iii) chi phí giải quyết tại tòa án thấp hơn so với các phương thức khác; (iv)Các Quy định về trình tự, thủ tục tố tụng được quy định rõ ràng, chặt chẽ và hệ thống;
Hai là, nhược điểm:
"(i) Thời gian giải quyết vụ việc thường kéo dài tùy mức độ phức tạp; (ii)Địa điểm, ngôn ngữ, thời gian do quy định của pháp luật quốc gia quy định mà các bên phải tuân thủ, không được thỏa thuận; (iii)Trình tự thủ tục phức tạp, cứng nhắc, không linh hoạt; (iv)Hạn chế trong việc sử dụng kết hợp các phương thức hòa giải, trung gian để giải quyết tranh chấp; (v)Quyết định của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị, bị hủy, bị từ chối công nhận và cho thi hành ở quốc gia khác";
Trên đây là những nhận định cá nhân về các ưu, nhược điểm cơ bản của hai phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay đang được ưa chuộng sử dụng trong lĩnh vực thương mại, rất mong có thể hữu ích cho người đọc trong việc thu thập thông tin, đề xuất phương hướng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp mình.
Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ly Luật TNHH Everest
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể đối với những vấn đề của quý Vị, quý Vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận