-->

Tư vấn pháp luật: NLĐ nghỉ ốm phải trích lương để trả lương cho NLĐ làm thay

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp NLĐ nghỉ ốm phải trích lương để trả cho NLĐ làm thay.

Hỏi: Tôi là một giáo viên mẫu giáo, tôi đang mang thai và thai bị yếu nên tôi nhập viện để dưỡng thai 7 ngày tại bệnh viện; sau đó Bác sĩ cho tôi xuất viện và cho giấy xác nhận để nghỉ tại nhà thêm 5 ngày. Sau đó tôi trở lại trường để tiếp tục đứng lớp dạy và được Ban giám hiệu cùng kế toán của trường yêu cầu tôi lấy tiền lương của cá nhân tôi để trả tiền cho người dạy thay tôi trong thời gian nghỉ dưỡng thai (tổng số ngày người khác dạy thay tôi là 8,5 ngày) yêu cầu tôi trả số tiền rất cao trên hai triệu đồng cho 8,5 ngày, trong khi đó tiền lương của tôi chỉ hơn bốn triệu đồng cho một tháng và người dạy thế tôi chưa phải là giáo viên (chỉ mới tốt nghiệp CĐMN), chưa công tác ngày nào. Vậy theo Luật thì trường tôi tính như thế co đúng không, tôi có cần phải lấy tiền túi để trả cho người dạy thay hay trường phải chịu trách nhiệm này. (Phạm Quỳnh - Hải Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn nghỉ việc để đi dưỡng thai (thai nhi yếu), có xác nhận của bệnh viện và chỉ định của bác sỹ, đây được coi là nghỉ có lý do chính đáng và thời gian nghỉ việc này được coi là thời gian nghỉ không hưởng lương. Đồng nghĩa với việc nhà trường không phải trả lương cho bạn trong những ngày nghỉ này. Bạn không được hưởng lương do đó nhà trường không thể buộc bạn phải trích lương của bạn ra để trả cho người dạy thay được, điều này là trái với quy định của pháp luật.

Nếu bạn có tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian bạn nghỉ để đi dưỡng thai sẽ được hưởng chế độ ốm đau (trường hợp của bạn không hưởng chế độ thai sản vì theo quy địn của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ mang thai được hưởng chế độ thai sản khi: khám thai, sinh con, mang thai hộ và nhờ mang thai hộ;nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản).Chế độ ốm đau bạn được hưởng như sau:

-Thời gian hưởng chế độ ốm đau

+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

-Mức hưởng chế độ ốm đau: mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

+ Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện

+ Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Như vậy, nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội thì trong thời gian nghỉ dưỡng thai bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau và sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán tiền trong thời gian nghỉ dưỡng thai đó.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.