Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng...
Hỏi: Theo như em được biết thì thai sản mang thai tháng thứ 7 sẽ được nghỉ 1h làm việc nhưng công ty em đang làm chỉ áp dụng cho công nhân làm theo ca dưới xưởng còn nhân viên văn phòng không được hưởng chế độ đó (em là kế toán). Những công việc như thế nào được tính là nặng nhọcHiện em có thai được 27 tuần (Hương - Thanh Hóa)
Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ thei Bộ luật lao động tại đIều 155 quy định về chế độ bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:"1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban
đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được
chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà
vẫn hưởng đủ lương.3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi
con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết,
bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc
người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị
xử lý kỷ luật lao động.5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời
gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian
làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao
động".
Theo đó, chỉ những lao động nữ làm công việc nặng nhọc mới được chuyển làm công
việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.Công việc nặng nhọc ở đây được hiểu là những công việc nằm trong danh mục những
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do bộ lao động thương binh và xã hội
ban hành tại các văn bản: Thông tư36/2012/TT-BLĐTBXH,Quyết định
số1453/LĐTBXH-QĐngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định
số915/LĐTBXH-QĐngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định
số1629/LĐTBXH-QĐngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định
số190/1999/QĐ-BLĐTBXHngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định
số1580/2000/QĐ-BLĐTBXHngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định
số1152/2003/QĐ-BLĐTBXHngày 18 tháng 9 năm 2003.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận