Hình thức chạy việc như vậy pháp luật hoàn toàn cấm, việc dùng tiền để đưa cho người khác có chức có quyền để chạy việc cho người thân của anh/chị là hành vi hối lộ và đã được hình sự hóa hành vi này trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Hỏi: Năm 2014 gia đình tôi qua sự giới thiệu của 1 số người nên có quen biết với anh T và anhT có nhận lời giúp xin việc làm vào 1 bệnh viện ở Đà Nẵng cho anh trai của tôi. Và Tổng số tiền gia đình tôi đưa cho anh T là 210 triệu, anh T hứa nếu không xin được việc sẽ hoàn trả 100% tiền và đền bù cho gia đình tôi thêm 30% nữa, lúc đưa tiền có làm hợp đồng và có nhân chứng đầy đủ. Thế nhưng trải qua khoảng thời gian từ đó đến nay, anh T không xin được việc cho anh trai tôi, đã thế cứ chuyển hết bệnh viện này đến bệnh viện khác,khi thì nói xin bệnh viện này, khi thì nói bệnh viện khác, lúc nào gia đình tôi gọi hỏi thì cũng nói là có quyết định rồi chuẩn bị đi làm, nhưng hết lần này lượt khác đều không được, làm cho anh trai tôi phải chờ đợi rất lâu. Thời gian mấy tháng trở lại đây, gia đình tôi vì quáthất vọng nên yêu cầu anh T trả lại tiền, nhưng anh T cứ lấy lý do này nọ kéo dài thời gian trả tiền mãi sau anh T có gửi lại 80 triệu cho gia đìnhtôi rồi, anh Thứa sau 1 tuần sẽ trả hết số tiền còn lại nhưng từ lúc đó đến nay khoảng 2 tháng rồi mà anh T vẫn chưa trả hết số tiền còn giữ, Gia đình tôi có nhắn tin và gọi điện nhiều lần nhưng anh T hầu như trốn tránh không nghe máy thỉnh thoảng có nghe và trả lời tin nhắn. Đề nghị luật sư tư vấn với những gì đã trình bày như trên thì gia đình tôi làm cách nào để lấy lại số tiền còn lại. (Mạnh Hoà - Đà Nẵng)
Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Với các thông tin anh/chị cung cấp cho chúng tôi thì hai bên có thành lập bằng hợp đồng có người làm chứng đầy đủ nhưng xét đến bản chất của hợp đồng này là hợp đồng chạy việc cho người thân của anh/chị. Hình thức chạy việc như vậy pháp luật hoàn toàn cấm, việc dùng tiền để đưa cho người khác có chức có quyền để chạy việc cho người thân của anh/chị là hành vi hối lộ và đã được hình sự hóa hành vi này trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Như vậy hợp đồng này sẽ vô hiệu theo quy định sau: "Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng". (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015)
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: "1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường". (Điều 137 Bộ luật dân sự 2015)
Việc anh/chị muốn lấy lại toàn bộ số tiền này thì anh/chị sẽ phải làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng này là hợp đồng vô hiệu và tòa án sẽ dựa vào những quy định của pháp luật như trên để yêu cầu anh T trả lại toàn bộ số tiền này cho gia đình của anh/chị.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận