Thỏa ước lao động tập thể là kết quả của sự tự do thỏa thuận của giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức văn bản.
Hỏi: Sắp tới, tôi được tập thể người lao động cử làm đại diện để ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nhờ luật sư tư vấn cho tôi những lưu ý khi tôi tham gia ký kết thỏa ước này. (Nguyễn Ánh - Hải Phòng)
Luật gia Phạm Hải Anh – Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest – Trả lời:
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
- Chủ thể ký kểt: khoản 1 Điều 74 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động”.
- Nội dung của thỏa ước lao động tập thể: Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
- Qúa trình thương lượng ký kết thỏa ước:
Không phải mọi thỏa thuận tại phiên họp thương lượng đều dẫn đến việc ký kết thỏa ước lao động tập thể. Theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:
- Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
- Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;
- Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.
Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết thì người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.
Đồng thời nhiệm vụ của người sử dụng lao động hoặc người đại diện người lao động sau khi ký kết thỏa ước được quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
“Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể khác”.
- Hiệu lực của thỏa ước: Ngày có hiệu lực của thỏa ước được ghi trong thỏa ước. Trường hợp người lao động không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận