Khung hình phạt áp dụng cho tội làm giả nhãn hiệu hàng hóa

Người làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) thì phạm tội gì? Việc làm giả đó gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì có bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" không?

Hỏi: Anh trai tôi có làm giả một loại hàng hóa đã được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của một công ty. Việc làm giả đó gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì có bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không” , và việc làm đó phạm tội gì.Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi câu hỏi này?

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn – Công ty Luật TNHH Eversest – trả lời:

Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh/chị tham khảo như sau:

Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”( Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/2/2008).

Các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng"

2. Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" với mức hình bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

a) Đã thu được lợi nhuận từ 150 triệu đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450 triệu đồng trở lên;

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên”( Khoản 2 Điều 171 BLHS).

Theo quy định nói trên thì trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.


Khuyến nghị:
  1. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệmà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  2. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
  3. Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Trường hợp Quý vị liên hệ vớiluật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: 04-66.527.527 - Hotline: 0936.123.777 - Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198 (nhánh số 2)
  4. E-mail: [email protected], Hoặc: [email protected].