Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng,...
Hỏi: Hai vợ chồng e lấy nhau được 3 năm rồi và sinh được một bé trai năm nay vừa tròn 13 tháng. Trong thời gian sống chung với nhau hai vợ chồng em rất hạnh phúc và bình thường. Bản thân em là người chồng rất gương mẫu: không tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, biết chăm lo cho vợ con. Hai vợ chồng em lấy nhau được 3 năm rồi và sinhđược một bé trai năm nay vừa tròn 13 tháng. Trong thời gian sống chung với nhau hai vợ chồng em rất hạnh phúc và bình thường. Bản thân em là người chồng rất gương mẫu không tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, biết chăm lo cho vợ con. Nhưng mấy tháng nay, vợ chồng em có tranh cãi về chuyện kinh tế. Trong lúc tức giận, vợ em có viết đơn ly dị và gửi lên tòa án Huyện. Trong đơn, em không ký. Tòa án cũng gửi giấy báo về cho em và trong giấy có ghi là xét xử tranh chấp ly hôn. Vậy luật sư cho em hỏi: Trong trường hợp này tòa có quyền xét xử không? (Thanh Tình - Hà Nam)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như trường hợp bạn nêu ra thì Tòa án cấp Huyện hoàn toàn có quyền giải quyết việc ly hôn đơn phương của vợ bạn bởi vì hồ sơ xin ly hôn sẽ được gửi tới Tòa án có thẩm quyền cấp quận, huyện nơi bạn đang sinh sống hoặc làm việc theo điều 33 Bộ luật thủ tục tố tụng dân sự năm 2004. Tuy nhiên thì việc yêu cầu ly hôn của vợ bạn sẽ không được chấp nhận ngay mà phải trải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại điều 54 Luật hôn nhân gia đình 2014.
"Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự".
Theo đó, tiến trình hòa giải sẽ diễn ra như sau:
Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.
Thành phần phiên hoà giải gồm có:
1. Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải;
2. Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải;
3. Người phiên dịch, (nếu đương sự không biết tiếng Việt);
4. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Trong phiên hòa giải phải có mặt cả hai bên vợ chồng. Nếu vắng mặt một trong hai vợ chồng, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các bên biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ các nội dung: ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; địa điểm tiến hành phiên hoà giải; thành phần tham gia phiên hoà giải; ý kiến của các bên vợ chồng; những nội dung đã được các bên thoả thuận, không thoả thuận. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.
Nếu bạn và vợ bạn giải hòa không thành tại Tòa ánthì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia".
Theo như Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 1024 thì:nếu như trong đơn xin ly hôn, vợ bạn có nêu ra nguyên nhân muốn ly hôn vớithuộc một trong các nguyên nhân được nêu ra tại Khoản 1, Khoản 2 của điều luật này; đồng thời vợ bạn chứng minh được các nguyên nhân đó thực sự tồn tại trong đời sống hôn nhân của vợ chồng bạn. Vậy, Tòa án sẽ thực hiện thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, theo những thông tin bạn đã cung cấp cho tôi về bản thân bạn, tôi tin tưởng rằng bạn sẽ không thuộc các trường hợp được nêu tại khoản 1 và khoản 3 của điều luật này.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận