-->

Giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn.

Hỏi: Nếu khi ly hôn tòa gọi mà chồng tôi không ra để giải quyết thì có xử vắng mặt không? Trong trường hợp này nếu tôi muốn giải quyết thì phải gửi đơn ly hôn đơn phương? Con do ai nuôi dưỡng? (Thúy Vy - Bắc Giang)

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Hướng dẫn trình tự, thủ tục ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan ghi nhận hai hình thức ly hôn, đó là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Vợ/chồng lựa chọn hình thức ly hôn thuận tình khi đã thống nhất về việc ly hôn (quan hệ hôn nhân), phân chia tài sản chung, tài sản riêng và con cái.

Vợ/chồng lựa chọn hình thức ly hôn đơn phương khi không thống nhất được một trong các nội dung trên.

Hồ sơ đề nghị ly hôn: Đơn ly hôn đơn phương hoặc thuận tình; chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ, chồng (bản công chứng), sổ hộ khẩu của vợ, chồng (bản công chứng), giấy đăng ký kết hôn (bản chính), giấy khai sinh của con (bản công chứng), giấy tờ chứng minh tài sản của vợ chồng (bản công chứng),...

Cơ quan giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng cư trú.

Trường hợp đã được Tòa triệu tập hợp lệ mà vợ/chồng vắng mặt, Tòa án có thể xét xử vắng mặt.

Hướng dẫn việc giành quyềnnuôi con

Theo điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quyịnh về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

Theo đó con bạn mới tháng tuổi nên sẽ do bạn trực tiếp nuôi dưỡng, trường hợp gia đình chồng bạn đưa ra lý do là bạn vô tâm bỏ con đi khỏi nhà thì họ phải đưa ra đượcbằng chứng để giành quyền nuôi concụ thể chứ không chỉ nói không được. Trong trường hợp này chị hãy trình bày chi tiết mọi việc gia đình chồng đuổi chị đi trước Tòa và chị cũng có thể mời những người hàng xóm trông thấy cảnh gia đình chồng đuổi chị và giằng con lại của chị đến làm chứng cho chị.(Có thể bạn sẽ quan tâm Mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn)

Về việc có mặt của đương sự trong phiên tòa được quy định tại Điều 199 Bộ tố tụng dân sự 2004 sửa đổi năm 2011 như sau:

"1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ".

Theo đó nếu lần thứ nhất triệu tập thì Hội đồng xét xử phiên tòa sẽ hoãn phiên tòa, thời gian hoãn khoảng 30 ngày sau Tòa sẽ triệu tập lần thứ hai nếu chồng chị vẫn vắng mặt không có lý do thìTòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.