-->

Không đóng BHXH cho người lao động, có trái luật không?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hỏi: Công ty mình có 1 nhân viên giữ kho đã 79 tuổi làm ở công ty đến nay đã 13 năm, mới tham gia BHXH được 3 năm thôi, giờ nhân viên này nghỉ thì công ty phải trợ cấp như thế nào? Khoảng thời gian 10 năm không đóng BHXH thì giải quyết cho nhân viên như thế nào? (Nguyễn Thị Ánh - Hà Giang)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Việc công ty không đóng BHXH cho nhân viên này trong khoảng thời gian trước là trái quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như tránh trường hợp xảy ra tranh chấp, công ty có thể thỏa thuận chi trả một khoản trợ cấp hợp lý cho người lao động. Khoản trợ cấp này tùy thuộc vào thời gian chưa đóng BHXH cho người lao động. Ở đây người lao động đã làm việc từ năm 2003 nên:

Nếu người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điều 3 Nghị định 12/CP thì công ty cần chi trả khoản trợ cấp tương ứng với thời gian 10 năm chưa đóng BHXH: “Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước; Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể; Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang; Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện; Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện; Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo nghị định 12/CP thì cần chi trả khoản trợ cấp tương ứng với thời gian bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội kể từ thời điểm luật bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực ( tức là 7 năm) nếu thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1điều 2 như sau: “1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;...”.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.