Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt...
Hỏi: Gia đình khó khăn, vay nợ nhiều. Do túng quẫn, chồng tôi đã lẻn vào nhà dân lấy trộm 70 triệu đồng. Sau đó chông tôi bị công an phát hiện. Nhà bị trộm đề nghị bồi thường 100 triệu thì sẽ rút đơn tố cáo, chồng tôi sẽ không bị toà án xét xử nữa. Đề nghị Luật sư tư vấn, khi chồng tôi đưa tiền thì có bị Tòa xét xử nữa không? (Nguyễn Nhung - Thái Nguyên)
Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:
- Trộm cắp tài sản: "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm" (khoản 1 Điều 138).
- Căn cứ quyết định hình phạt: “Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” (Điểu 45).
- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” (điểm b khoản 1 Điều 46).
Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại: “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. 2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Theo thông tin chị cung cấp, giá trị tài sản mà chồng chị trộm cắp là 70 triệu đồng. Chồng chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 138 với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm. Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 105 BLTTHS thì tội trộm cắp tài không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Do vậy cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự mà không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại. Trường hợp gia đình bị trộm cắp rút đơn tố cáo thì chồng chị vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi gia đình anh, chị bồi thường thiệt hại cho gia đình bị trộm cắp thì chồng chị sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận