Trường hợp không biếtchiếc điện thoại là do trộm cắp mà có thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đây là tang vật của vụ án nên phải nộp cho cơ quan điều tra để điều tra vụ án.
Hỏi: Anh trai tôi trộm cắp tài sản 4 lần nhưng đều dưới 14.000.000 đồng. Tuy nhiên, phía bên bị hại có viết đơn bãi nại cho anh trai tôi. Vậy cho tôi hỏi anh trai tôi có bị xử lý hay truy cứu trách nhiệm hình sự nữa không? Và một chi tiết nữa là ngày 14/3/2008, anh trai của tôi có nhờ một người thân cầm 1 chiếc điện thoại, người đó không biết gì, nhưng về sau lúc anh trai tôi bị bắt thì người đó mới biết là chiếc điện thoại đó là ăn cắp, vậy cô ấy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì không? (Hạnh Trang - Hà Nam)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ Điều 138 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạtchưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
g) Gây hậu quả nghiêm trọng
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Hây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
Hành vi của anh bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLHS sửa đổi 2009.
Điều 105 BLTTHS có quy định về khởi tố vụ án hình sựtheo yêu cầu của người bị hại:
"Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ."
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Theo quy định nêu trên thì những tội được quy định trên thì hành vi của anh bạn thuộc khoản 1 điều 138 BLHS ( không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 108 BLTTHS). Do đó, dù có đơn bãi nại thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự như bình thường.
Về người thâncủa anh bạn, căn cứĐiều 250 BLHSvề tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định:
"Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Theo đó, hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Trong đó, tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu không hợp pháp và tài sản đó là đối tượng của tội phạm mà họ thực hiện trước đó như tội phạm thuộc nhóm tội chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản chỉ cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà cókhi không có sự hứa hẹn trước.
Nếu có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ, thu mua tài sản trộm cắp thì hành vi của người tiêu thụ là hành vi của một đồng phạm với tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Nhưng trong trường hợp của bạn, người đó không biếtchiếc điện thoại là do trộm cắp mà có nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đây là tang vật của vụ án nên phải nộp cho cơ quan điều tra để điều tra vụ án.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận