Quản lý nhà nước là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công.
Các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước dược ghi nhận trong các văn bán pháp luật của Nhà nước, từ hiến pháp, luật đốn các văn bản dưới luật. Điều này thể hiện tính chất pháp lí của các nguvốn tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Nó tạo ra cơ sở để buộc các chủ thổ phải tuân thú một cách thống nhất và chính xác các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước. Đến lượt mình, các văn bản luật và dưới luật lại cụ thể hóa nội dung các nguyên tắc này trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của Nhà nước. Những nguyên tắc được quy định trong hiến pháp là những nguyên tắc cơ bản và được coi là cơ sớ cúa hệ thống các nguvên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. (Xem thêm tại:Pháp luật hành chính là gì)
Các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước phải được xây dụng, tổng kết và rút ra từ thực liễn quản lí hành chính nhà nước. Vì thế, chúng khổng thể là những nội dung chủ quan theo ý muốn của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước mà được xác định trên cơ sở của hoạt động quán lí hành chính nhà nước. Những nguyên tắc quản lí sai lầm. hoàn toàn dựa trên cơ sớ nhận thức chú quan cổ ảnh hưởng không nhỏ tói hiệu quả hoạt đông quán lí hành chính nhà nước và sớm hay muộn chúng sẽ bị đào thải để phù hợp với quy luật phát triến khách quan của xã họi.
Mặc dù là những nội dung phản ánh thực trạng khách quan của quán lí hành chính nhà nước, các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước lại dược ghi nhận thông qua nhận thức chủ quan cúa con người. Bởi vậy, chúng bao giờ cũng chịu sự chi phối của những điều kiện về chính trị, giai cấp và xã hội; nói cách khác, các nguvên tắc trong quản lí hành chính nhà nước phản ánh bản chất giai cấp của hoạt động quản lí hành chính nhà nươc. Mức độ chi phối của những yếu tố nàv lên các nguyên tắc khác nhau là không giống nhau; Có nguyên tắc thể hiện bản chất giai cấp một cách sâu sắc; ngược lại, có những nguyên tắc ít chịu sự chi phối của các điều kiện chính trị hay giai cấp mà chủ yếu do các yếu tố tổ chức-kĩ thuật của hoạt động quản lí hành chính nhà nước quyết định. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nội dung các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước thể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Chúng được xây dựng và ghi nhận xuất phát từ quan điểm của chu nghĩa Mác-Lênin coi nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân lao động quản lí đất nước, xây dựng xã hội mới.
Các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước có tính ổn định. Do bản thân các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước là sự phản ánh các quy luật khách quan của quản lí hành chính nhà nước nên tính ổn định của chúng trong từng thời kì, từng giai đoạn phải được đảm bảo. Tuy vậy, tính ổn định đó chỉ có ý nghĩa tương đối. Tính ổn định của các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước không loại bỏ việc không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện các nguyên tắc. Việc xây dựng và áp dụng các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, quá trình tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học trong các lĩnh vực. Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thc trong việc nhìn nhận và vận dụng các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Trong từng thời kì, từng giai đoạn, tương ứng với nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của chúng mà có các hình thức và phương pháp khác nhau đổ thực hiện các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Đổng thời bản thân các nguyên tắc luôn được xem xét, nghiên cứu kịp thời đê loại bỏ những nội dung khống phù hợp, bổ sung những nội dung mới, nguyên tắc mới. Quan niệm một cách khoa học như vậy về việc hình thành và vận dụng các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước sẽ góp phần tạo nên một cơ chê quán lí năng động, hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu lực quản lí hành chính nhà nước.
Mỗi nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy, có nhiều nguyên tắc khác nhau được đặt ra trong quản lí hành chính nhà nước. Những nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất. Việc thực hiộn tốt nguyên tắc này tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiộu quả các nguyên tắc khác. Tính thống nhất này có được là nhờ bản thân nội dung các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước đều thể hiện bản chất của nhà nước, đều được xây dựng xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quản lí nhà nước. Hơn nữa, nội dung các nguyên tắc này đều đề cập các khía cạnh khác nhau của cùng một hoạt động quản lí hành chính nhà pước. Do vậy, tính hệ thống, thống nhất của các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước trở thành một thuộc tính vốn có của chúng.
Trên thực tế, việc tiến hành hoạt dộng quản lí hành chính nhà nước cần phải dựa trên rất nhiều nguycn tắc tổ chức và hoạt động khác nhau, trong đó có những nguyên tắc được xác định là những nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Đây là những nguyên tắc có tính bao trùm, chi phối toàn bộ các mặt hoạt động cơ bản của quản lí hành chính nhà nước đồng thời là cơ sỏ đế hình thành, xây dựng và tổ chức thực hiộn những nguyên tắc khác trong quản lí hành chính nhà nước, về phương diện pháp luật, như đã nêu ở phần trên, nội dung của những nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp và chúng được coi là cơ sở của hệ thống các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Trong phạm vi của chương này, chúng ta chỉ đề cập những nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước.
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận