-->

Hợp đồng vay tài sản vô hiệu, biện pháp bảo đảm sẽ như thế nào?

Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Hỏi: Theo điều 420 BLDS:" Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự". Luật sư có thể giúp cháu lấy ví dụ để hiểu rõ hơn về điều luật trên được không? (Đỗ Vũ Hà - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo quy định tại Điều 410 khoản 2 Bộ luật dân sự năm 2005

Điều 410.Hợp đồng dân sự vô hiệu

"2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự."

Hợp đồng chínhvàHợp đồng phụ. Tại khoản 3 Điều 406,BLDS quy định: "Hợp đồng chính là Hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào Hợp đồng khác". Như vậy, các Hợp đồng chính khi đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm giao kết.

Ngược lại, "Hợp đồng phụ là Hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào Hợp đồng chính" (khoản 4 Điều 406 BLDS). Trước hết, các Hợp đồng phụ muốn có hiệu lực phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, về nội dung, về hình thức v.v.. Mặt khác, dù rằng đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện nói trên nhưng Hợp đồng vẫn không có hiệu lực nếu Hợp đồng chính (Hợp đồng mà nó phụ thuộc) bị coi là không có hiệu lực.Ví dụ: Hợp đồng cầm cố không có hiệu lực khi Hợp đồng cho vay không có hiệu lực.

Ví dụ như hợp đồng cho vay( hợp đồng chính) không có hiệu lực do vi phạm vào điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì đương nhiên hợp đồng phụ là hợp đồng cầm cố tài sản cũng đương nhiên không có hiệu lực. Vì hợp đồng phụ phụ thuộc vào hợp đồng chính vàkhi tòa án tuyên bố hợp đồng chính vô hiệu thì đương nhiên những điều khoản hay hợp đồng thỏa thuận trong hợp đồng chính đều vô hiệu hết

Hay trong hợp đồng vay có thế chấp tài sản thì nếu hợp đồng vay là hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ cũng sẽ vô hiệu. Tuy nhiên nếu hai bên có thỏa thuận hợp đồng phụ có thể thay thé hợp đồng chính là hợp đồng vay thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực

Hay ví dụ A đứng ra thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sẽ trả tiền vay cho B và đồng thời cũng thỏa thuận hợp đồng phụ là thỏa thuận thế chấp tài sản trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh vô hiệu thì hợp đồng thế chấp tài sản vẫn có hiệu lực

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.