chia tài sản khi ly hôn
Luật gia Chu Hoàng Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
"3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này".
Theo như bạn trình bày, ông bà nội của bạn chia cho bố bạn 1800m2 đất, nhưng bạn không nói rõ các bên có ký kết hợp đồng bằng văn bản, tiến hành bất cứ các thủ tục như chứng thực hay công chứng hay không.
Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt, mà vì thế pháp luật quy định chặt chẽ về mặt thủ tục khi chủ sở hữu định đoạt tài sản này thuộc sở hữu của mình. Bộ luật dân sự hay Luật đất đai quy định về hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản, và tùy từng giai đoạn, thủ tục công chứng, chứng thực cũng được quy định là thủ tục quyết định hiệu lực pháp lí của loại hợp đồng này.
Trong trường hợp của bạn, nếu hợp đồng tặng cho giữa ông bà nội của bạn và bố của bạn không được ký kết bằng văn bản thì sẽ bất lợi cho bố của bạn khi tiến hành giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền; trường hợp đó, bố của bạn sẽ phải trả lại thửa đất đó lại cho ông bà nội của bạn, bởi hợp đồng tặng cho bằng lời nói sẽ bị vô hiệu khi có yêu cầu của một hoặc các bên liên quan trong phạm vi khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. Thế nghĩa là kể từ thời điểm ông bà nội của bạn tặng cho bố của bạn mảnh đất cho đến nay nếu đã trên 02 năm thì các bên liên quan sẽ không thể yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng này vô hiệu nữa, giao dịch giữa ông bà nội của bạn và bố của bạn vẫn sẽ có hiệu lực cho dù đã vi phạm về hình thức của hợp đồng.
Trường hợp giao dịch bị tuyên vô hiệu, nếu bố của bạn chứng minh rằng mình bỏ tiền để xây dựng ngôi nhà riêng ở trên thửa đất này, thì ông bà nội của bạn sẽ phải thanh toán cho bố của bạn các chi phí để xây dựng các công trình trên đất, hay các khoản khác để bồi đắp, cải tạo đất.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận