-->

Hành vi ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng?

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm

Hỏi: Việc khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà ở, mua xe ô tô phục vụ mục đích kinh doanh... khi làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng như BIDV, Agribank...Thường được cán bộ tín dụng mặc định gói bảo hiểm của chính các công ty liên kết thuộc hệ thống ngân hàng, như BIC của BIDV, ABIC của Agribank...Mặc dù khách hàng không muốn mua bảo hiểm của ngân hàng do tâm lý lo ngại về chất lượng dịch vụ, cũng như mức phí không phù hợp hoặc gói bảo hiểm không thực sự cần thiết. Nếu khách hàng mua bảo hiểm của doanh nghiệp khác, cán bộ tín dụng sẽ gây khó khăn và không giải ngân cho đối tượng vay vốn. Hành vi trên có phải là cố tình ép buộc khách hàng? Có vi phạm luật cạnh tranh? (Thanh Thủy - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật bảo vệ người tiêu dùng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 2/7/2014 hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (có hiệu lực từ ngày 1/9/2014) quy định về thu phí bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm”.

Căn cứ các quy định nêu trên, việc cho vay của Tổ chức tín dụng và khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay... và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.

Hiện tại pháp luật về ngân hàng không quy định bắt buộc bên vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Do vậy, việc khách hàng mua thêm bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên.

Đồng thời hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng và hợp đồng bảo hiểm giữa khách hàng với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là các giao dịch độc lập.

Theo đó, phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

Hành vi trên của ngân hàng là vi phạm pháp luật cạnh tranh vì ngân hàng đã thực hiện việc bán bảo hiểm của mìnhmột cách ép buộc đối với khách hàng để trực tiếp cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật bảo vệ người tiêu dùng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.