Hành vi cản trở quyền nuôi dưỡng, chăm sóc giữa cha, mẹ và con

Hành vi cưỡng ép ly hôn, theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Hỏi: Vợ chồng tôi mâu thuẫn trong hôn nhân và nhất quyết ly hôn nhưng chưa đưa ra tòa. Trong thời gian chưa đưa đơn ra tòa thì con trai tôi ở với mẹ và bà ngoại cháu.cũng trong thời gian đó, mỗi khi tôi lên thăm con và gặp con thì rất khó khăn, họ làm đủ thứ để con của tôi không được gặp cha nó,mà người không cho tôi gặp con không phải là mẹ nó mà là mấy bà dì và bà ngoại.Chuyện ly hôn thì bà ngoại và mấy dì cũng quyết định, còn vợ tôi chỉ đứng nhìn những hành động bên ngoại đối xử với tôi như vậy nhưng không bao giờ lên tiếng.Vậy mong luật sư tư vấn giúp, chuyện này làm thế nào, giải quyết như thế nào? (Huyền Như - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Nếu vợ chồng anh có mâu thuẫn không quá gay gắt, vợ chồng vẫn có tình cảm và có thể rộng lượng tha thứ cho nhau, đảm bảo cùng xây dựng hạnh phúc gia đình, thì vợ chồng có thể suy nghĩ lại chuyện ly hôn, việc những người ngoài can thiệp, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình anh thì anh có thể yêu cầu họ dừng lại bằng cách thỏa thuận, nếu không thì có thể yêu cầu UBND xã tham gia hòa giải giúp để vợ chồng và con được đoàn tụ.

Việc những người bên ngoại cản trở quyền thăm nom con của anh là đã vi phạm Luật Hôn Nhân gia đình. Theo quy định tạiLuật Hôn nhân gia đình 2014: "Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình".

"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luậtnày được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.2. Cấm các hành vi sau đây:e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn".


Ngoài ra, nêu vợ chồng anh không có ý định ly hôn, nhưng mọi lý do, hành vi tác động đến hạnh phúc gia đình anh từ bên ngoại, hoặc từ những người khác để mục đích cho anh chị ly hôn, thì họ đã vi phạm những điều cấm của Pháp luật về hôn nhân.

Các hành vi trên có thể bị xử lý vi phạm hành chính như sau:Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ - CP quy định hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Hành vi cưỡng ép ly hôn, theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.Trường hợp giữa anh và vợ cùng những người bên ngoại không thể thỏa thuận, thương lượng với nhau để hạn chế tình trạng này, anh có thể yêu cầu UBND can thiệp để hạn chế hành vi vi phạm này của họ, và đảm bảo gia đình anh được đoàn tụ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giấy phép kinh doanh mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.