-->

Hàng hóa mua theo hợp đồng có được trả lại?

Cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng có thể trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa

Hỏi: Vừa qua, gia đình tôi mua gạch lát nền của một công ty, sau khi chuyển gạch về nhà, tôi phát hiện có rất nhiều viên không bảo đảm chất lượng so với hợp đồng mua bán đã ký kết, nên muốn trả lại nhưng bên bán không chấp nhận với lý do "đã xuất hóa đơn". Đề nghị Luật sư cho biết, như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Chúng tôi cần thực hiện những thủ tục gì?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh -Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Điều 444, Bộ luật Dân sự quy định: "Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn". Điểm 5.8, mục IV, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính, hướng dẫn: "Cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hóa đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai. Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn (vì không phải là cơ sở sản xuất kinh doanh), khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng kèm theo hóa đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán".
Căn cứ nội dung trên có thể khẳng định, lý do mà công ty đưa ra để từ chối nhận lại số gạch sai quy cách là không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp công ty không nhận lại hàng, để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình ông Phạm Văn Thành, có thể yêu cầu đối tác nộp phạt vi phạm (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận) và bồi thường thiệt hại theo quy định tại các Điều 297, 302, 303 Luật Thương mại hiện hành. Nếu các bên không thể hòa giải hay thỏa thuận được về các vấn đề trên, ông có thể khởi kiện vụ việc tại tòa án nhân dân quận, huyện (nơi công ty bán hàng cho gia đình ông có trụ sở chính) yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thương mại mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.