Người lao động hưởng chế độ ốm đau thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Hỏi: Tôi là một giáo viên trường THPT. Tôi bị bệnh quai bị nên đã xin phép nhà trường nghỉ chuyên môn từ ngày 13.05 đến ngày 23.05 để điều trị bệnh tại nhà (không nằm viện). Kế toán trường vẫn tính lương đầy đủ tháng 05 cho tôi hưởng (khoảng 5,6 triệu vnđ - hệ số lương của tôi là 3,66). Trong 10 ngày nghỉ ốm của tôi có 2 ngày chủ nhật và 1 ngày nghỉ chuyên môn của cá nhân tôi hàng tuần. Sang tháng 6/2016 hiệu trưởng trường chỉ đạo kế toán tính lại lương tháng 5 của tôi để trả vào tháng 6, kế toán bảo sẽ trừ tiền lương cả 10 ngày nghỉ ốm trong tháng 5 (Kể cả 2 ngày chủ nhật và 1 ngày nghỉ chuyên môn của tôi) vì lương 1 tháng của giáo viên tính cả 30 ngày nên nghỉ ốm đau ngày nào thì trừ ngày đó. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi bị ốm nhưng không điều trị ở cơ sở y tế thì hiển nhiên tôi không được hưởng chế độ BHXH phải không? Nhà trường trừ tiền lương của tôi có đúng không? (Nguyễn Nguyệt - Cần Thơ)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau: "Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế".
Vì vậy, đầu tiên, chị cần phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, chứng minh rằng chị đang mắc bệnh quai bị và thời gian chị đang ở nhà là để điều trị bệnh, đây là điều kiện để xác định được chị có được hưởng chế độ ốm đau hay không. Nếu đã có được xác nhận của cơ sở khám, chữa bênh, thì theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau: "1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. 2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau: a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm".
Theo đó, trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau và điều trị tại nhà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì anh/chị vẫn được hưởng chế độ ốm đau, nhưng mức hưởng chế độ sẽ phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội của anh/chị. Và anh/chị có thể yêu cầu kế toán tính lại tiền lương của chị trong những ngày nghỉ ở nhà để điều trị bệnh sao cho chính xác.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận