Giáo viên sinh con thứ ba có bị xử lí kỉ luật không?

Tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định số 114/2006/NĐ-CP(đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số...

Hỏi: ​Tôi là giáo viên trung học cơ sở, vợ tôi làm nghề tự do. Tháng 10 năm 2014, vợ tôi sinh con thứ ba. Tháng 11 năm 2014 , nhà trường lập hội đồng kỉ luât tôi về việc vi phạm sinh con thứ ba. Bản thân tôi phải trình bày bản kiểm điểm ba lần. Môt lần trước tổ chuyên môn, một lần trước hội đồng kỉ luật nhà trường, một lần trước hội đồng giáo dục nhà trường. Bản kiểm điểm buộc phải ghi rõ là tôi vi phạm pháp luật về sinh con thứ ba, vi phạm đạo đức nhà giáo. Mức độ kỉ luật là khiển trách trong thời gian môt năm ( không nói rõ chậm nâng lương thời gian bao lâu), xếp loại thi đua cuối năm học là loại kém đồng thời tôi bị buộc phải rời khỏi các chức vụ đang kiêm nhiệm trong nhà trường vì vi phạm đó. Đề nghị Luật sư tư vấn, cấp quản lý nào có quyền ra quyết định kỉ luật? Hình thức kỉ luật như vậy có đúng không? (Hải Vân - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, Tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định số 114/2006/NĐ-CP(đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Do vậy, hiện nay pháp luật không cấm việc sinh con đối với cán bộ, công chức, viên chức nữa. Tuy nhiên, trong nội quy, quy định của các cơ quan, đơn vị có thể quy định việc cấm sinh con thứ ba, do đó anh (chị) cần tham khảo nội quy tại cơ quan mình để xác định mình có bị xử lí kỉ luật không và hình thức cũng như mức xử lí kỉ luật là như thế nào. Ngoài ra, nếu anh (chị) là một đảng viên thì việc sinh con thứ ba của anh (chị) sẽ chịu sự điều chỉnh tại Quy định số 181 – QĐ/TW xử lí kỉ luật đảng viên vi phạm.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.